banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Sáng chế > Sáng chế Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Dung dịch khử mùi làm từ phân bò
(www.phatminh.com) 
Hai nữ học sinh trung học Indonesia đã gây ấn tượng với nhiều người trong cuộc thi toàn quốc, khi dùng phân bò để tạo ra sản phẩm nước khử mùi tự nhiên.


Nhà sáng chế và sản phẩm bình xịt khử mùi làm từ phân bò. Ảnh: Odditycentral.

Vượt qua 1.000 người tham gia khác tại cuộc thi Dự án Khoa học quốc gia (ISPO) - được tổ chức cuối tháng hai tại Jakarta - Dwi Nailul Izzah và Rintya Aprianti Miki giành huy chương vàng cho phát minh đặc biệt đầu tiên của họ: Nước khử mùi thân thiện với môi trường làm từ phân bò, Odditycentral đưa tin.

Ban giám khảo và những người từng ngửi mùi của sản phẩm trên đều rất ngạc nhiên khi nó có mùi thơm thảo mộc tự nhiên. Nhưng đây không phải lý do mà Dwi và Rintya ghi điểm để giành huy chương vàng.

Bình xịt của họ không chứa hóa chất như những sản phẩm tương tự đang được bán ngoài thị trường, nhưng giá thấp hơn rất nhiều. Nếu bên ngoài, chiếc bình làm mát không khí thông thường 275 g có giá khoảng 4 USD, thì bình xịt 225 g của hai nữ học sinh chỉ rẻ bằng một nửa.

Để có sản phẩm trên, Dwi và Rintya thu thập phân bò từ trang trại gia súc ở Lamongam, Đông Java và để chúng lên men trong ba ngày. Sau đó, họ chiết xuất nước từ phân bò đã lên men và trộn nó với nước dứa. Cuối cùng, họ chưng cất chất lỏng này để loại bỏ tất cả các tạp chất.

Toàn bộ quá trình chế biến kéo dài 7 ngày, nhưng cuối cùng họ thu được dung dịch làm mát không khí có mùi hương thơm thảo dược của cây cỏ trong thức ăn của bò.

"Bình làm mát không khí của chúng tôi không chứa hóa chất. Nó thơm tinh khiết và tỏa ra mùi cây cỏ tự nhiên mà bò tiêu hóa. Sản phẩm rất tốt cho sức khỏe vì không chứa các thành phần gây hại như benzo acetan, giống như bình xịt khác trên thị trường", Dwi Nailul Izzah nói.


(Nguồn: Trang Nguyên )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
57 nhà sáng chế 'chân đất' bán công nghệ tại Techmart quốc tế (16/12/2015)
25 Sáng chế hay nhất do Tạp chí Time đánh giá (16/12/2015)
8 ứng dụng khoa học không tưởng từ những thứ đơn giản (17/7/2015)
Xe máy chạy bằng năng lượng gió (16/7/2015)
Tay lái thông minh phát hiện lái xe buồn ngủ (14/7/2015)
Những sáng chế hữu dụng cho người nghèo (8/4/2014)
Chế tạo đèn LED siêu mỏng, dày hơn nguyên tử 3 lần (1/4/2014)
Cảm biến cảnh báo hạn dùng thực phẩm theo màu sắc (20/3/2014)
Sáng chế loài cây mọc ra dầu cá Omega-3 (19/3/2014)
Học sinh 12 tuổi chế tạo máy in chữ nổi từ Lego (18/3/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Trang phục thể thao thân thiện môi trường (28/2/2013)
”Áo lặn” cho iPhone 5 (26/1/2013)
Sinh viên chế tạo xe chở hàng trong doanh nghiệp (6/1/2013)
Sáng chế mới của Apple (20/11/2012)
Sunseeker chế tạo máy bay hai chỗ đầu tiên chạy bằng năng lượng mặt trời (17/11/2012)
Sáng chế phương pháp sản xuất thuốc trong không trung (17/11/2012)
Sáng kiến chống trộm tranh quý  (22/10/2012)
Sáng chế xe đạp không yên, không pedal  (10/9/2012)
Bếp nấu kiêm máy phát điện Score-Stove (4/9/2012)
Tua bin “thần kỳ” tạo ra nước sạch từ không khí (4/9/2012)
Sinh viên FPT chế tạo UAV trực thăng (31/8/2012)
Sinh viên ĐH Bách khoa tập chế tạo tàu ngầm (30/8/2012)
Nông dân tự làm cánh tay giả cho mình (16/8/2012)
”In” vật thể 3D với máy phun đá (11/8/2012)
Phuộc nhún chống giật mình (10/8/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Xe máy chạy bằng năng lượng gió
57 nhà sáng chế ‘chân đất’ bán công nghệ tại Techmart quốc tế
25 Sáng chế hay nhất do Tạp chí Time đánh giá
8 ứng dụng khoa học không tưởng từ những thứ đơn giản
Tay lái thông minh phát hiện lái xe buồn ngủ
Chế tạo đèn LED siêu mỏng, dày hơn nguyên tử 3 lần
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt