banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Sáng chế > Sáng chế Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Sáng kiến chống trộm tranh quý
(www.phatminh.com) Theo những người đề xướng, một loại chữ ký số hóa độc nhất vô nhị có thể giúp phân biệt các kiệt tác hội họa nguyên gốc với tranh giả mạo và qua đó hỗ trợ việc phát hiện tác phẩm đã bị đánh cắp.

Giới truyền thông thế giới vừa đồng loạt đưa tin về một sự cố gây chấn động hồi đầu tuần này: những kẻ trộm táo tợn đã đột nhập trước bình vào bảo tàng Kunsthal ở Rotterdam, Hà Lan và lấy đi 7 kiệt tác hội họa của 4 họa sĩ lừng danh là Picasso, Monet, Matisse và Gauguin. Cảnh sát cho biết, đây là vụ trộm lớn nhất ở Hà Lan trong hơn 2 thập niên qua, với tổng trị giá tài sản bị mất ước tính lên tới gần 100 triệu USD.

Sự cố một lần nữa làm dấy lên hồi chuông cảnh báo về nạn trộm tranh và nhu cầu về một phương pháp chống trộm hiệu quả. Cả thế giới đang nỗ lực cho ra đời những sáng kiến giúp ngăn cản bọn trộm, trong đó phải kể đến dự án có tên FING-aRt-PRINT do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ nhằm tạo nên một "chữ ký số hóa độc nhất vô nhị" trên các kiệt tác hội họa, có khả năng phân biệt những tác phẩm nguyên gốc, giả mạo và bị đánh cắp.

Trang Discovery dẫn lời Kirk Martinez, một thành viên nhóm dự án và là giảng viên cấp cao chuyên ngành Điện tử và Vi tính tại Đại học Southampton (Mỹ) lý giải: "Thông qua sự kết hợp giữa phương pháp đo đạc mô tả bề mặt cực kỳ chính xác với các phép đo màu vô cùng chuẩn xác, chúng tôi tin có thể lưu trữ "dấu vân tay" của đối tượng (trong trường hợp này là các bức tranh), đặc điểm không thể sao chép".

Giống như dấu vân tay, mỗi bức tranh sở hữu các đặc tính nhất định về độ ráp của bề mặt tác phẩm và màu sắc. Những đặc điểm này có thể được nhìn thấy dưới kính hiển vi. Tất cả khiến mỗi tác phẩm hội họa trở thành độc nhất vô nhị và có thể dễ dàng được nhận ra.

Từ khoảng cách không đầy 1,5cm, các nhà nghiên cứu sử dụng một kính hiển vi phức tạp gọi là máy đo biên dạng tiêu điểm ánh sáng trắng để đo độ ráp của 1cm2 của một bức tranh. Bằng cách hướng một camera đặc biệt vào cùng vị trí, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một "dấu vân tay" quang phổ ghi lại cách thức ánh sáng phản chiếu trên tranh. Việc làm này cung cấp các thông tin giá trị về màu và chất nhuộm sử dụng trong tác phẩm hội họa. Cuối cùng, hình ảnh về điểm lấy dấu "vân tay" của bức tranh được lưu lại phục vụ mục đích tra cứu trong tương lai.

Marc Masurovsky, một nhà sử học và cũng là chuyên gia về tranh đánh cắp, nhận định, công nghệ mới giống như đóng dấu lên đối tượng, giúp chúng ta nhận diện ra chúng. Ứng dụng của nó là khả năng giúp ngăn chặn sự giả mạo hoặc trộm cắp tranh.

Tuy nhiên, một số người chỉ trích hoài nghị liệu công nghệ FINGER-aRt-PRINT có thể tạo ra "chữ ký" số hóa bền lâu vĩnh cửu cho các bức tranh trước thực tế rằng, độ ráp và màu sắc của tác phẩm hội họa luôn bị hủy hoại theo thời gian.

Dù thế nào, theo chuyên gia Masurovsky, công nghệ FINGER-aRt-PRINT cũng là một bước đi đúng hướng, góp phần vào những nỗ lực chống nạn sao chép và trộm cắp tranh hiện nay.

(Nguồn: khoa hoc )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
57 nhà sáng chế 'chân đất' bán công nghệ tại Techmart quốc tế (16/12/2015)
25 Sáng chế hay nhất do Tạp chí Time đánh giá (16/12/2015)
8 ứng dụng khoa học không tưởng từ những thứ đơn giản (17/7/2015)
Xe máy chạy bằng năng lượng gió (16/7/2015)
Tay lái thông minh phát hiện lái xe buồn ngủ (14/7/2015)
Những sáng chế hữu dụng cho người nghèo (8/4/2014)
Chế tạo đèn LED siêu mỏng, dày hơn nguyên tử 3 lần (1/4/2014)
Cảm biến cảnh báo hạn dùng thực phẩm theo màu sắc (20/3/2014)
Sáng chế loài cây mọc ra dầu cá Omega-3 (19/3/2014)
Học sinh 12 tuổi chế tạo máy in chữ nổi từ Lego (18/3/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Sáng chế xe đạp không yên, không pedal  (10/9/2012)
Bếp nấu kiêm máy phát điện Score-Stove (4/9/2012)
Tua bin “thần kỳ” tạo ra nước sạch từ không khí (4/9/2012)
Sinh viên FPT chế tạo UAV trực thăng (31/8/2012)
Sinh viên ĐH Bách khoa tập chế tạo tàu ngầm (30/8/2012)
Nông dân tự làm cánh tay giả cho mình (16/8/2012)
”In” vật thể 3D với máy phun đá (11/8/2012)
Phuộc nhún chống giật mình (10/8/2012)
Giá đỡ chăm sóc heo con (7/8/2012)
Máy gọt vỏ dừa tươi (6/8/2012)
’Trứng năng lượng’ tắt hộ điện cho chủ  (2/8/2012)
Đĩa đệm cột sống nhân tạo linh hoạt như thật (18/7/2012)
Năng lượng Mặt Trời đáp ứng tốt nhu cầu làm lạnh (10/7/2012)
Mắt âm nhạc (10/7/2012)
Ô gắn với cột đèn, tự động xòe khi có mưa (10/7/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Xe máy chạy bằng năng lượng gió
57 nhà sáng chế ‘chân đất’ bán công nghệ tại Techmart quốc tế
25 Sáng chế hay nhất do Tạp chí Time đánh giá
8 ứng dụng khoa học không tưởng từ những thứ đơn giản
Tay lái thông minh phát hiện lái xe buồn ngủ
Chế tạo đèn LED siêu mỏng, dày hơn nguyên tử 3 lần
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt