banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Sáng chế > Sáng chế Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Bếp nấu kiêm máy phát điện Score-Stove
(www.phatminh.com) Nhóm các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Nottingham (Anh) vừa chế tạo một loại bếp lò mới, tên là Score-Stove không chỉ dùng để nấu ăn mà còn có thể tạo ra điện năng.

Thiết bị sử dụng công nghệ làm lạnh nhiệt âm thanh (thermo-acoustic) được phát triển bởi Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos (LANL) của Mỹ.

Bếp nấu kiêm máy phát điện Score-Stove

Score-Stove không chỉ là một bếp lò, tủ lạnh mà còn kiêm cả chức năng của máy phát điện, hứa hẹn sẽ giúp ích cho những khu vực nông thôn không có điện ở các nước đang phát triển. Theo Paul Riley, giám đốc dự án Score, bếp lò hoạt động theo nguyên lý khai thác sức nóng từ việc nấu nướng để vận hành máy làm lạnh nhiệt âm thanh. Bếp lò sẽ đốt nóng điểm đầu của đường ống có hình dáng đặc trưng, trong khi đầu kia sẽ được làm lạnh.

Quá trình này sẽ khiến không khí bên trong đường ống bị nén lại và làm ống rung chuyển, đồng thời tạo ra sóng âm khá mạnh và được biến đổi thành điện năng. Âm thanh trong ống có cường độ hơn 170dB, nhưng bên ngoài chúng ta gần như không nghe thấy. Riley và các cộng sự đã tạo ra 36 watt điện trong phòng thí nghiệm và gần đây bắt đầu lắp đặt và thử nghiệm các lò Score-Stove tại Nepal và Bangladesh.

Dù chỉ tạo ra một lượng điện nhỏ (so với mục tiêu 150 watt của nhóm nghiên cứu), nhưng Score-Stove có thể làm thay đổi cuộc sống của người dân nông thôn qua việc thắp sáng và sạc các thiết bị điện nhỏ như điện thoại di động. Ngoài ra, Score-Stove còn nâng cao hiệu quả nấu nướng, giúp giảm thải khí gây hiệu ứng nhà kính và hạn chế nguy cơ tiếp xúc với khói bếp.

Nếu sản xuất với số lượng lớn, một bếp Score-Stove có giá bán 250 USD (khoảng 5,2 triệu đồng) nhưng theo Riley, nhóm nghiên cứu sẽ cải tiến thiết bị để giảm giá thiết bị xuống còn 30 USD trong tương lai.

(Nguồn: khoa học )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
57 nhà sáng chế 'chân đất' bán công nghệ tại Techmart quốc tế (16/12/2015)
25 Sáng chế hay nhất do Tạp chí Time đánh giá (16/12/2015)
8 ứng dụng khoa học không tưởng từ những thứ đơn giản (17/7/2015)
Xe máy chạy bằng năng lượng gió (16/7/2015)
Tay lái thông minh phát hiện lái xe buồn ngủ (14/7/2015)
Những sáng chế hữu dụng cho người nghèo (8/4/2014)
Chế tạo đèn LED siêu mỏng, dày hơn nguyên tử 3 lần (1/4/2014)
Cảm biến cảnh báo hạn dùng thực phẩm theo màu sắc (20/3/2014)
Sáng chế loài cây mọc ra dầu cá Omega-3 (19/3/2014)
Học sinh 12 tuổi chế tạo máy in chữ nổi từ Lego (18/3/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Tua bin “thần kỳ” tạo ra nước sạch từ không khí (4/9/2012)
Sinh viên FPT chế tạo UAV trực thăng (31/8/2012)
Sinh viên ĐH Bách khoa tập chế tạo tàu ngầm (30/8/2012)
Nông dân tự làm cánh tay giả cho mình (16/8/2012)
”In” vật thể 3D với máy phun đá (11/8/2012)
Phuộc nhún chống giật mình (10/8/2012)
Giá đỡ chăm sóc heo con (7/8/2012)
Máy gọt vỏ dừa tươi (6/8/2012)
’Trứng năng lượng’ tắt hộ điện cho chủ  (2/8/2012)
Đĩa đệm cột sống nhân tạo linh hoạt như thật (18/7/2012)
Năng lượng Mặt Trời đáp ứng tốt nhu cầu làm lạnh (10/7/2012)
Mắt âm nhạc (10/7/2012)
Ô gắn với cột đèn, tự động xòe khi có mưa (10/7/2012)
Kính hiển vi siêu tốc (9/7/2012)
Xe ô tô dành cho người mù  (3/7/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Xe máy chạy bằng năng lượng gió
57 nhà sáng chế ‘chân đất’ bán công nghệ tại Techmart quốc tế
25 Sáng chế hay nhất do Tạp chí Time đánh giá
8 ứng dụng khoa học không tưởng từ những thứ đơn giản
Tay lái thông minh phát hiện lái xe buồn ngủ
Chế tạo đèn LED siêu mỏng, dày hơn nguyên tử 3 lần
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt