banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Sóng Wi-Fi có hại cho cây xanh
(www.phatminh.com) Nếu đang đặt một bộ phát Wi-Fi trong nhà, bạn hãy nhanh chóng thay đổi vị trí của chúng để không gây tổn hại đến các cây xanh gần đó.

Không phải là một cuộc nghiên cứu khoa học tầm cỡ, nhưng thí nghiệm của 5 cô gái đang học lớp 9 tại trường Hjallerup (Đan Mạch) đã nhận được sự quan tâm nghiêm túc từ các nhà khoa học. 5 cô gái nói trên cũng đã được vinh danh tại hội chợ khoa học quốc gia Đan Mạch.

Sóng Wi-Fi có hại cho cây xanh
Sóng Wi-Fi là một tác nhân ngăn cản sự phát triển bình thường của cây xanh

Ý tưởng cho thí nghiệm này xuất phát từ việc các cô gái nhận thấy họ rất khó tập chung sau khi ngủ cùng với chiếc điện thoại di động. Khi đó, các cô gái đã quyết định tìm ra nguyên nhân để làm sáng tỏ vấn đề. Vì nhà trường không có thiết bị đo sóng não nên các cô gái đã phải thực hiện một thí nghiệm khá thô sơ, đó là lên mầm các hạt giống ở 2 môi trường khác nhau và theo dõi chúng.

Cụ thể, các cô gái đặt 6 khay hạt giống gần một chiếc Router đang được dùng để phát sóng Wi-Fi. Thiết bị này được cho là phát ra lượng bức xạ tương đương với một chiếc điện thoại di động. Đồng thời, các cô gái cũng đặt thêm 6 khay hạt giống tương tự ở một căn phòng khác không có thiết bị phát sóng Wi-Fi. Các cô gái đã kiểm soát chặt chẽ điều kiện nhiệt độ, ánh sáng và lượng nước ở cả 2 môi trường trong suốt thí nghiệm.

Kết quả, sau 12 ngày, những hạt giống trong căn phòng không có sóng Wi-Fi đã nảy mầm và phát triển tốt, nhưng ở 6 khay còn lại thì bị ngả màu nâu, nhăn nheo, thậm chí là bị đột biến. Sau đó, các cô gái đã thực hiện lại thí nghiệm này lần thứ 2 và cũng cho kết quả tương tự.

Sóng Wi-Fi có hại cho cây xanh
Ảnh thực tế kết quả thí nghiệm: bên trái là những hạt giống đặt gần thiết bị phát sóng Wi-Fi, bên phải là những hạt giống đặt trong căn phòng cách xa thiết bị phát sóng Wi-Fi. Tất cả đều được chăm sóc với chế độ như nhau.

Một số người cho rằng hạt giống bị khô vì sức nóng phát ra từ các thiết bị được sử dụng trong thí nghiệm, nhưng cô Kim Horsevad, giáo viên chủ nhiệm của nhóm 5 cô gái này phủ nhận điều đó. Theo cô Kim, các học sinh của cô đã rất cận thận trong việc giữ ổn định điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng cho cả 2 môi trường giống nhau. Ngoài ra, bộ phát Wi-Fi cũng được đặt ở một ví trí thích hợp để nhiệt độ tỏa ra không làm ảnh hưởng tới các hạt giống, được xác nhận bằng cách đo nhiệt độ thường xuyên.

Tuy nhiên, cô Kim cũng nói thêm rằng, có thể tồn tại một yếu tố nào đó gây nhiễu trong thí nghiệm nhưng cả cô và các học trò đều không nhận biết được. Song cô tỏ ra bất ngờ và rất tự hào với thí nghiệm trên.

Ngay khi biết thông tin này, 2 nhà khoa học gồm giáo sư Olle Johanssen đang làm việc tại khoa thần kinh tại viện Karolinska (Thụy Điển), và tiến sĩ Andrew Goldsworthy đang làm việc tại trường Cao đẳng Hoàng gia (London) đã bày tỏ sự quan tâm đến thí nghiệm và cho biết có thể họ sẽ lặp lại nó trong một phòng thí nghiệm chuyên nghiệp.

Có thể kết quả của thí nghiệm không phải là điều gì quá mới mẻ, bởi các nhà khoa học đã từng chứng minh bức xạ từ các thiết bị không dây như điện thoại di động, trạm PTS có thể gây hại đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên, thí nghiệm thực tế của các cô gái đã một lần nữa khẳng định tác hại của sóng không dây đến đời sống thực vật.

(Nguồn: khoahoc.com.vn )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Trình tự DNA loài Amborella làm sáng tỏ nguồn gốc của thực vật có hoa (31/12/2013)
Hoa hồng đen huyền bí ở Thổ Nhĩ Kỳ (31/12/2013)
Tìm ra phương pháp mới để kiểm soát muỗi (31/12/2013)
Những tập tính ”quái gở đến đáng sợ” của côn trùng (31/12/2013)
Tây Ban Nha tiết kiệm gần 200 triệu euro nhờ ngô biến đổi gene (31/12/2013)
Giống ớt Carolina Reaper cay hơn cả bình xịt hơi cay (31/12/2013)
Sâu bướm đang tiến hóa để đối phó với biến đổi khí hậu (31/12/2013)
Tần ô trị ho, giảm huyết áp (27/12/2013)
Mì tôm đang đầu độc cả thế hệ sinh viên (27/12/2013)
Phát hiện loài kẹp kìm mới ở Lâm Đồng (25/12/2013)
Công nghệ có thể ảnh hưởng đến trí não như thế nào? (25/12/2013)
Những phát hiện mới về động vật trong năm 2013 (25/12/2013)
Trung tâm nghiên cứu đậu nành đầu tiên tại Việt Nam (24/12/2013)
Giải mã cơn sốt ’thánh dược’ bọ cạp xanh chữa ung thư (22/12/2013)
Hơn 800 sinh vật đang bị đe dọa (22/12/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á
“Thần dược” từ ARN can thiệp
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí”
Nhện cực độc cắn chết người
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
8 thực phẩm dần phá hoại não
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt