banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
(phatminh.com) Những giai điệu kinh điển của Frank Sinatra có thể giúp bệnh nhân phẫu thuật cảm thấy thư giãn, thậm chí là lành vết mổ nhanh hơn.
Một nghiên cứu mới đây của Bệnh viện John Radcliffe, Oxford (Anh) nhận thấy, những bản hit như “I’ve got you under my skin” có thể giúp các bệnh nhân bị gây tê cục bộ khi phẫu thuật cảm thấy đỡ sợ hãi hơn. “Những giai điệu dễ nghe hoặc nhạc cổ điển là sự lựa chọn hàng đầu của bác sĩ cũng như bệnh nhân”, nghiên cứu cho hay.

Để đi đến kết luận này, bệnh viện đã thu thập dữ liệu từ 96 bệnh nhân, chia làm hai nhóm. Nhóm đầu tiên được nghe nhạc trong lúc phẫu thuật, còn nhóm thứ hai tiến hành mổ trong môi trường bình thường. Cả hai nhóm đều bao gồm những ca phẫu thuật đơn giản cũng như phức tạp. Trong suốt quá trình, các nhà nghiên cứu sẽ đo mức độ căng thẳng của các bệnh nhân, đồng thời yêu cầu bệnh nhân tự chấm điểm sự lo lắng của mình theo một thang điểm có sẵn.

Kết quả cho thấy, nhóm được nghe nhạc sẽ có mức độ căng thẳng thấp hơn 29% và có nhịp thở 11 lần/phút, điều hòa hơn so với nhịp thở 13 lần/phút của nhóm còn lại.

Một bệnh nhân có tên Apul Parik cho biết, nhạc nền giúp cho tâm trí của bệnh nhân tạm quên quy trình phẫu thuật. “Chúng tôi không thể chịu nổi những thứ nhạc căng thẳng hay quá mạnh. Chủ yếu là nhạc cổ điển, Bethoven, Vivaldi hay nhạc của Sinatra đều rất phù hợp”.

Theo trang DailyMail, Hazim Sadideen, tác giả nghiên cứu tin rằng, những bệnh nhân bình tâm hơn sẽ mất ít sức hơn và hồi phục sức khỏe nhanh hơn. Tuy nhiên, đây là nghiên cứu đầu tiên đo lường tác dụng của âm nhạc đến các bệnh nhân đang được phẫu thuật và chỉ được tiến hành ở quy mô hẹp. Sadideen đề xuất nên có những nghiên cứu diện rộng để đi đến kết luận chuẩn xác hơn.
(Nguồn: VietNamNet )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí” (10/4/2012)
“Thần dược” từ ARN can thiệp (9/4/2012)
Những yếu tố rủi ro gây ung thư tuyến tụy (7/4/2012)
Ăn chay giúp giảm căng thẳng  (6/4/2012)
Người béo phì dễ mắc ung thư khi chụp X-quang (6/4/2012)
Điều trị cao huyết áp không dùng thuốc (6/4/2012)
Dấu hiệu cảnh báo hội chứng ống cổ tay (5/4/2012)
Động vật cũng ”tự tử” vì cô đơn (5/4/2012)
Trình độ giáo dục có thể làm thay đổi về tuổi thọ (5/4/2012)
Nga lần đầu tiên giải mã ADN của thân cây cổ đại (4/4/2012)
Liều thuốc kéo dài sự sống cho người bị ung thư vú (4/4/2012)
Dùng chất kích độc trong nấm trị ung thư (4/4/2012)
Nga lần đầu tiên giải mã ADN của thân cây cổ đại (3/4/2012)
Con người hạnh phúc nhất ở tuổi 33 (3/4/2012)
Tại sao loài nhện lại không bị mắc vào lưới của chính chúng? (2/4/2012)
An error occurred on the server when processing the URL. Please contact the system administrator.

If you are the system administrator please click here to find out more about this error.