banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Hơn 800 sinh vật đang bị đe dọa
(www.phatminh.com) 882 loài động thực vật đang bị đe dọa ở nhiều cấp độ và được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam, vì vậy giới quản lý và bảo tồn cho rằng cần thúc đẩy việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức mọi người bảo vệ các loài sinh vật.

Tại hội thảo tăng cường công tác tuyên truyền bảo vệ động, thực vật hoang dã do Ban Tuyên giáo Trung ương cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức chiều 17/12, các chuyên gia nhận định Việt Nam là một trong quốc gia có đa dạng sinh học độc đáo với nhiều loại hệ sinh thái tự nhiên và động thực vật quý hiếm, với hơn 49 nghìn loài.

"Nếu không bảo tồn, các nguồn tài nguyên sẽ bị khai thác quá mức, hệ sinh thái bị chia cắt và các dịch vụ môi trường cung cấp cho con người bị giảm chất lượng như nước sạch, khí sạch", bà Hoàng Thị Thanh Nhàn, Phó cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học (Tổng cục môi trường) nói.

Tuy nhiên, thực tế theo bà Nhàn thì 882 loài đang bị đe dọa ở nhiều cấp độ và được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007. Trong đó, nhiều loài động vật đặc hữu của Việt Nam như rùa Trung Bộ, voọc mũi hếch, voọc quần đùi trắng, gà lôi lam màu trắng đang đối mặt với các mối đe dọa và nhiều loài ở mức cực kỳ nguy cấp.

Sao la, một trong những loài bị đe dọa tuyệt chủng ở mức cao của Việt Nam
Sao la, một trong những loài bị đe dọa tuyệt chủng ở mức cao của Việt Nam. (Ảnh: WWF)

"Năm 2010, tê giác cuối cùng của Việt Nam đã bị giết lấy sừng, hổ, voi, sao la và nhiều loài linh trưởng khác cũng bị đe dọa tuyệt chủng", bà Nhàn nhấn mạnh.

Một trong những nguyên nhân theo các chuyên gia đó là do việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, sinh cảnh của các loài bị thu hẹp, ô nhiễm nguồn nước và biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng tới sinh vật. Theo Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, việc tiêu thụ và buôn bán trái phép động vật hoang dã đang trở thành vấn đề cấp bách khiến số lượng loài suy giảm.

Từ năm 2000 đến tháng 6 năm nay, Cục Kiểm lâm ghi nhận hơn 18.000 vụ phạm buôn bán động vật hoang dã, tịch thu gần 200 cá thể, tương đương gần 700kg. Theo ước tính, con số này chỉ chiếm 5-10% số lượng thực tế. Nhu cầu sản phẩm từ động vật hoang dã ngày càng tăng trong 20 năm qua do kinh tế phát triển, nhu cầu mua các sản phẩm xa xỉ cũng tăng theo.

Không phủ nhận những nỗ lực của Chính phủ trong việc bảo vệ các loài động thực vật hoang dã khi ban hành nhiều văn bản luật, nghị định và tham gia nhiều công ước quốc tế, nhưng giới bảo tồn cho rằng, các văn bản luật của Việt Nam còn thiếu sự liên kết, gây khó hiểu và nhầm lẫn trong quá trình thực thi.

"Mức phạt tối đa cho các tội danh liên quan đến động vật hoang dã là 500 triệu đến 7 năm tù, nhưng hai hình thức này rất ít được áp dụng trong thực tế", bà Nhàn cho hay.

Do đó, các đại biểu đề nghị cần tăng cường khung pháp lý và chính sách, đồng thời xây dựng nhận thức về các vấn đề bảo tồn và hậu quả của tiêu thụ quá mức động thực vật hoang dã.

Trước tình hình thực tế đa dạng sinh học của Việt Nam tiếp tục suy giảm, Ban Tuyên giáo Trung ương vừa soạn dự thảo hướng dẫn tuyên truyền việc thực hiện không buôn bán, tiêu dùng bất hợp pháp động thực vật hoang dã.

Bà Nguyễn Thị Bích Thọ, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học, nghiệp vụ và tư liệu, Ban tuyên giáo Trung ương cho biết, nội dung tuyên truyền sẽ nhằm quán triệt đến người dân về chủ trương "bảo vệ nghiêm ngặt" động thực vật hoang dã của Đảng. Mặt khác, tạo dư luận xã hội lên án và thống nhất nhận thức về việc phải xử lý nghiêm các hành vi sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, đốt phá rừng, gây ô nhiễm môi trường, săn bắt, tiêu thụ động vật hoang dã. Từ đó nâng cao ý thức, thái độ, hành vi tiêu dùng của mọi người.

(Nguồn: khoahoc.com.vn )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Noel sớm của các bệnh nhi ung thư máu  (22/12/2013)
7 bài thuốc trị hôi nách cực hiệu quả  (22/12/2013)
Giảm đột quỵ và tim mạch nhờ ăn táo  (22/12/2013)
Thực đơn ngày Tết có thể gây rối đường ruột (21/12/2013)
Sốc vì mổ đẻ không thấy thai trong bụng bầu 41 tuần (21/12/2013)
Ca tử vong đầu tiên do cúm H10N8 (21/12/2013)
Những tác nhân khiến bạn tổn thọ (21/12/2013)
Loại bỏ bệnh trầm cảm, sỏi thận bằng nước ép bí ngô (21/12/2013)
Bút BioPen hỗ trợ tái tạo xương (19/12/2013)
Tổ tiên của loài người là sứa?  (19/12/2013)
Tại sao đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp? (26/9/2013)
Cách phân biệt món ăn dùng phẩm màu hóa học (26/9/2013)
6 loài hoa có hình dáng giống động vật (22/7/2013)
’Yêu tinh’ ở đáy biển (22/7/2013)
Những động vật màu hồng hiếm có (8/7/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á
“Thần dược” từ ARN can thiệp
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí”
Nhện cực độc cắn chết người
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
8 thực phẩm dần phá hoại não
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt