banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Tin tức > Sự kiện Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
COP21 đạt được thỏa thuận về khí hậu
(www.phatminh.com) Tổng thống Pháp Francois Hollande kêu gọi biến ngày 12-12-2015 thành “một ngày không chỉ mang tính lịch sử, mà còn là một ngày vì nhân loại”

Bản dự thảo cuối cùng của thỏa thuận chống tình trạng toàn cầu ấm dần lên đã được các nước nhất trí hôm 12-12 sau hơn 2 tuần đàm phán tập trung tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP21). Sau đó, cùng ngày (giờ địa phương), các nước tiến hành bỏ phiếu thông qua dự thảo trên.

Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết văn kiện này là công bằng, có một phần nội dung mang tính ràng buộc pháp lý và nhằm ngăn trái đất không nóng thêm quá 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp vào năm 2100. Tham vọng hơn, dự thảo kêu gọi các nước nỗ lực để mục tiêu này hạ xuống còn 1,5 độ C hoặc thấp hơn. Thỏa thuận kêu gọi đạt được sự cân bằng giữa lượng khí thải do con người tạo ra và khả năng trái đất hấp thụ chúng vào nửa cuối thế kỷ này.

Văn kiện cũng hướng đến việc cách mạng hóa hệ thống năng lượng của thế giới bằng cách cắt giảm hoặc loại bỏ than đá và các loại nhiên liệu hóa thạch khác, thay thế chúng bằng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió. Các quốc gia sẽ được yêu cầu xem xét lại các cam kết cắt giảm khí thải sau mỗi 5 năm. Ngoài ra, các nước phát triển được yêu cầu tiếp tục cung cấp tài chính cho các nước đang phát triển để giúp họ thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.

 

Từ trái qua: Tổng thống Pháp Francois Hollande, Ngoại trưởng Laurent Fabius và Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon tại Hội nghị COP 21 hôm 12-12Ảnh: Reuters
Từ trái qua: Tổng thống Pháp Francois Hollande, Ngoại trưởng Laurent Fabius và Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon tại Hội nghị COP 21 hôm 12-12Ảnh: Reuters

 

Vấn đề hỗ trợ tài chính cho các nước nghèo chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu nằm trong phần nội dung không mang tính ràng buộc pháp lý. Bản dự thảo thỏa thuận cho biết các nước phát triển có nghĩa vụ “huy động” 100 tỉ USD/năm để giúp các nước đang phát triển từ nay đến năm 2020 và mức hỗ trợ này được duy trì đến 2025. Tiếp đó, một mục tiêu mới sẽ được ấn định với mức hỗ trợ sàn là 100 tỉ USD.

Trước khi bản dự thảo trên được công bố, nhiều nhà quan sát cho rằng cản trở lớn trong việc đi đến một thỏa thuận cuối cùng vẫn là những vấn đề như sự đóng góp tài chính giữa các nước và mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ trái đất. Các nước đang phát triển khẳng định các nước giàu phải gánh vác phần lớn trách nhiệm giải quyết tác động của biến đổi khí hậu bởi họ phát thải hầu hết khí nhà kính kể từ cuộc cách mạng công nghiệp. Mỹ và các nước giàu lại cho rằng các nền kinh tế mới nổi cũng phải gánh trách nhiệm bởi các quốc gia này cũng phát thải nhiều khí nhà kính.

Ngoài ra, theo đài BBC, một vấn đề gây tranh cãi khác là các nước giàu muốn đưa vào thỏa thuận một hệ thống duy nhất về đo lường, báo cáo và kiểm tra cam kết của các nước. Điều này rất quan trọng với Mỹ, nước muốn bảo đảm Trung Quốc cũng được giám sát theo các tiêu chuẩn này. Trong khi đó, Trung Quốc và Ấn Độ lại không hào hứng với đòi hỏi nói trên.

Cuộc họp ở Paris về biến đổi khí hậu được coi là cơ hội cuối cùng để thay đổi viễn cảnh tồi tệ nhất mà biến đổi khí hậu sẽ đem lại như hạn hán nghiêm trọng, lũ lụt, bão tố tiếp tục gia tăng cũng như nhiều hòn đảo và các bờ biển đông dân cư sẽ biến mất dưới làn nước biển.

Tổng thống Pháp Francois Hollande đề nghị các đại biểu phải làm cho 12-12-2015 thành “một ngày không chỉ mang tính lịch sử, mà còn là một ngày vì nhân loại”. Tổ chức Hòa bình xanh (Green Peace) cho rằng bản dự thảo là một cú đánh lớn vào nhiên liệu hóa thạch.

(Nguồn: )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
FBI bẻ khóa thành công iPhone, sẵn sàng  (1/4/2016)
Cáp quang AAG bảo trì, internet quốc tế chậm vài ngày (8/3/2016)
Chủ tịch Đường sắt: ’Tôi không đổ lỗi cho cấp dưới về chủ trương mua tàu cũ’ (19/2/2016)
Độc, lạ cây mai 50 tuổi hoa mọc thẳng từ... thân (4/2/2016)
Đắk Lắk: Câu được cá lăng khủng dài gần 2 mét trên sông Sêrêpôk (30/1/2016)
Khí lạnh cực mạnh từ Trung Quốc tràn về Việt Nam ngay sát Tết (30/1/2016)
Quảng Ninh: 3 công nhân bị vùi lấp do sạt lở núi đá nghiêm trọng (30/1/2016)
Nghị quyết quan trọng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (30/1/2016)
Tuyết dày 20cm lần đầu xuất hiện tại Nghệ An (26/1/2016)
Khẩn trương điều tra vụ Trung tá CSGT hy sinh khi làm nhiệm vụ vùng băng tuyết (26/1/2016)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Jaguar phát triển cột xe nhìn xuyên thấu (16/12/2015)
Những phát minh kỳ cục của người Nhật (16/12/2015)
Lắp camera hiện đại trên 12 km đường đẹp nhất TP HCM (16/12/2015)
100 cánh đồng tiền tỷ của nông dân được vinh danh (16/12/2015)
Chùm ảnh mưa sao băng Geminid 2015 trên toàn cầu (15/12/2015)
Lộ cấu hình Galaxy A9: camera selfie 8 MP, pin 4.000 mAh (15/12/2015)
Microsoft Việt Nam nhận giải cống hiến cho cộng đồng năm 2015 (15/12/2015)
Nhật Bản xác nhận tàu thăm dò Hayabusa 2 đang trên đường tiếp cận thiên thạch JU3 Ryugu (15/12/2015)
Loài thực vật mới ở Khánh Hòa (15/12/2015)
Chuẩn bị chào đón ”Online Friday” ngày 04.12.2015 (1/12/2015)
Việt Nam vô địch Robocon châu Á - Thái Bình Dương (28/8/2015)
Lý Hoàng Nam vô địch đôi giải trẻ Wimbledon 2015 (13/7/2015)
Bóng chuyền nam thua chung kết, Việt Nam kết thúc SEA Games 28 với 73 HCV (16/6/2015)
Cuộc đời trái khoáy của nam diễn viên  (16/6/2015)
Tháng 9 tới cấp giấy phép lái xe ô tô số tự động (16/6/2015)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Đắk Lắk: Câu được cá lăng khủng dài gần 2 mét trên sông Sêrêpôk
Khí lạnh cực mạnh từ Trung Quốc tràn về Việt Nam ngay sát Tết
Độc, lạ cây mai 50 tuổi hoa mọc thẳng từ... thân
Chủ tịch Đường sắt: 'Tôi không đổ lỗi cho cấp dưới về chủ trương mua tàu cũ'
Cáp quang AAG bảo trì, internet quốc tế chậm vài ngày
Nghị quyết quan trọng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt