banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Tin tức > Sự kiện Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Chùm ảnh mưa sao băng Geminid 2015 trên toàn cầu
(www.phatminh.com) Vào rạng sáng nay (15/12), cơn mưa sao băng lớn nhất năm đã diễn ra và có hàng loạt người yêu thiên văn lẫn nhiếp ảnh trên khắp thế giới đã không bỏ lỡ cơ hội ghi lại những bức ảnh đáng nhớ về sự kiện này.

Vào rạng sáng nay (15/12), cơn mưa sao băng lớn nhất năm đã diễn ra và có hàng loạt người yêu thiên văn lẫn nhiếp ảnh trên khắp thế giới đã không bỏ lỡ cơ hội ghi lại những bức ảnh đáng nhớ về sự kiện này.


Tại Việt Nam, mưa sao băng Geminid đạt cực điểm vào đêm 14, rạng 15/12 hàng năm ở hướng Đông

Tại Việt Nam, mưa sao băng Geminid đạt cực điểm vào đêm 14, rạng 15/12 hàng năm ở hướng Đông

 Có nhiều "cơn" mưa sao băng mỗi năm song chỉ có duy nhất một "cơn" được mệnh danh là "Vua của mưa sao băng" có tên Geminid. Cái tên này có nguồn gốc đến từ việc hướng chính của cơn mưa trùng với vị trí chòm sao Song Tử (Gemini) trên bầu trời. Theo NASA, đỉnh điểm của Geminid rơi vào đêm ngày 14/12 với tần suất tới 120 sao băng/giờ (tức 2 sao băng/phút).

Tuy gọi là "mưa" (shower) song mưa sao băng không hề ào ào như những cơn mưa thông thường. Từ "mưa" ở đây chỉ ám chỉ tại thời điểm đó, khả năng nhìn thấy sao băng sẽ cao hơn hẳn các thời điểm khác. Ngoài ra do sao băng xuất hiện trong thời gian rất ngắn (thiên thạch bị đốt cháy trong bầu khí quyển) nên việc quay phim hoặc chụp hình chúng đòi hỏi phải có những thiết bị chuyên dụng, có khả năng phơi sáng cực lâu. Gần như không thể chụp sao băng bằng máy ảnh.

Sau đây là loạt ảnh về cơn mưa sao băng đêm qua do những người yêu thiên văn trên toàn cầu ghi nhận được. Bộ ảnh do trang tin CNET tổng hợp:


Trên đỉnh Colorado (Mỹ) còn có tên Cổng lên trời. Ảnh của Zach Becker.

Trên đỉnh Colorado (Mỹ) còn có tên "Cổng lên trời". Ảnh của Zach Becker.


Sao băng bên đèn biển Peggys Cove ở Nova Scotia (Canada). Ảnh của Len Wagg.

Sao băng bên đèn biển Peggys Cove ở Nova Scotia (Canada). Ảnh của Len Wagg.


Ngôi sao đến sớm của Kelvin Palmer. Anh chụp được nó vào ngày 10/12. Một số người may mắn vẫn có thể quan sát được Geminid khi họ vô tình ngước lên trời trong những ngày này.

Ngôi sao đến sớm của Kelvin Palmer. Anh chụp được nó vào ngày 10/12. Một số người "may mắn" vẫn có thể quan sát được Geminid khi họ vô tình ngước lên trời trong những ngày này.


Rừng đêm Kongsvinger (Na Uy). Ảnh của Ole Bredesen-Vestby.

Rừng đêm Kongsvinger (Na Uy). Ảnh của Ole Bredesen-Vestby.


Tương tự Kelvin Palmer, Marc Charron chụp được bức ảnh này vào lúc hơn 10 giờ tối đêm qua trên bầu trời nước Anh.

Tương tự Kelvin Palmer, Marc Charron chụp được bức ảnh này vào lúc hơn 10 giờ tối đêm qua trên bầu trời nước Anh.


Không chỉ dân nghiệp dư mới quan tâm đến mưa sao băng. Các chuyên gia của NASA thuộc Văn phòng Môi trường Thiên thạch cũng hóng sự kiện trên vào đêm qua. Ảnh chụp từ đài quan sát thiên văn Đa Kính đặt tại Tucson, Arizona (Mỹ).

Không chỉ dân nghiệp dư mới quan tâm đến mưa sao băng. Các chuyên gia của NASA thuộc Văn phòng Môi trường Thiên thạch cũng "hóng" sự kiện trên vào đêm qua. Ảnh chụp từ đài quan sát thiên văn Đa Kính đặt tại Tucson, Arizona (Mỹ).


Ở bên kia Trái Đất, một nhiếp ảnh gia người Nhật, Akira Nishibori, cho biết anh phát hiện được 30 - 40 sao băng vào đêm qua trên bầu trời Kyoto.

Ở bên kia Trái Đất, một nhiếp ảnh gia người Nhật, Akira Nishibori, cho biết anh phát hiện được 30 - 40 sao băng vào đêm qua trên bầu trời Kyoto.


Còn gì tuyệt hơn được ngắm sao băng bên bãi biển? Anthony Quintano và những người bạn đã dựng lều bên bãi biển Hawaii để cùng đón Geminid. Anh chụp được tấm ảnh này bằng chiếc máy ảnh Canon EOS 5D Mark II.

Còn gì tuyệt hơn được ngắm sao băng bên bãi biển? Anthony Quintano và những người bạn đã dựng lều bên bãi biển Hawaii để cùng đón Geminid. Anh chụp được tấm ảnh này bằng chiếc máy ảnh Canon EOS 5D Mark II.


Xoay cùng màn đêm. Một chiếc máy ảnh thực hiện chụp phơi sáng cực lâu ở Trung tâm Thử nghiệm Không gian Titov vùng viễn đông của Nga. Những vòng sáng trên bầu trời là hướng di chuyển của những ngôi sao (không phải sao băng) tạo ra.

Xoay cùng màn đêm. Một chiếc máy ảnh thực hiện chụp phơi sáng cực lâu ở Trung tâm Thử nghiệm Không gian Titov vùng viễn đông của Nga. Những vòng sáng trên bầu trời là hướng di chuyển của những ngôi sao (không phải sao băng) tạo ra.


Sao băng và nhánh cây. Ảnh do nhiếp ảnh gia người Nga, Vlad Stepanov, chụp lại.

Sao băng và nhánh cây. Ảnh do nhiếp ảnh gia người Nga, Vlad Stepanov, chụp lại.

Trên đây là loạt ảnh mưa sao băng Geminid của 2015. Mưa sao băng Geminid dự kiến sẽ xuất hiện hàng năm với đỉnh điểm vào 2 ngày 14 và 15/12. Tuy vậy trong 2016, đây sẽ là thời điểm của trăng tròn nên rất có thể cơn mưa của năm sau sẽ khó quan sát hơn so với cơn mưa năm nay.

Theo Diễn đàn Đầu tư

(Nguồn: http://genk.vn/ )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
FBI bẻ khóa thành công iPhone, sẵn sàng  (1/4/2016)
Cáp quang AAG bảo trì, internet quốc tế chậm vài ngày (8/3/2016)
Chủ tịch Đường sắt: ’Tôi không đổ lỗi cho cấp dưới về chủ trương mua tàu cũ’ (19/2/2016)
Độc, lạ cây mai 50 tuổi hoa mọc thẳng từ... thân (4/2/2016)
Đắk Lắk: Câu được cá lăng khủng dài gần 2 mét trên sông Sêrêpôk (30/1/2016)
Khí lạnh cực mạnh từ Trung Quốc tràn về Việt Nam ngay sát Tết (30/1/2016)
Quảng Ninh: 3 công nhân bị vùi lấp do sạt lở núi đá nghiêm trọng (30/1/2016)
Nghị quyết quan trọng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (30/1/2016)
Tuyết dày 20cm lần đầu xuất hiện tại Nghệ An (26/1/2016)
Khẩn trương điều tra vụ Trung tá CSGT hy sinh khi làm nhiệm vụ vùng băng tuyết (26/1/2016)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Lộ cấu hình Galaxy A9: camera selfie 8 MP, pin 4.000 mAh (15/12/2015)
Microsoft Việt Nam nhận giải cống hiến cho cộng đồng năm 2015 (15/12/2015)
Nhật Bản xác nhận tàu thăm dò Hayabusa 2 đang trên đường tiếp cận thiên thạch JU3 Ryugu (15/12/2015)
Loài thực vật mới ở Khánh Hòa (15/12/2015)
Chuẩn bị chào đón ”Online Friday” ngày 04.12.2015 (1/12/2015)
Việt Nam vô địch Robocon châu Á - Thái Bình Dương (28/8/2015)
Lý Hoàng Nam vô địch đôi giải trẻ Wimbledon 2015 (13/7/2015)
Bóng chuyền nam thua chung kết, Việt Nam kết thúc SEA Games 28 với 73 HCV (16/6/2015)
Cuộc đời trái khoáy của nam diễn viên  (16/6/2015)
Tháng 9 tới cấp giấy phép lái xe ô tô số tự động (16/6/2015)
Vùng đại hạn bất ngờ đón cơn “mưa vàng” (16/6/2015)
Có thể có hiện tượng “vòi rồng” trong cơn “siêu giông” ở Hà Nội (16/6/2015)
Khói lửa bao trùm chung cư Nguyễn Trãi, cả trăm hộ dân tháo chạy trong đêm (16/6/2015)
Miền Bắc hết mưa, khí nóng tràn về (13/6/2015)
Viettel lại kiến nghị được giảm cước di động (8/10/2014)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Đắk Lắk: Câu được cá lăng khủng dài gần 2 mét trên sông Sêrêpôk
Khí lạnh cực mạnh từ Trung Quốc tràn về Việt Nam ngay sát Tết
Độc, lạ cây mai 50 tuổi hoa mọc thẳng từ... thân
Chủ tịch Đường sắt: 'Tôi không đổ lỗi cho cấp dưới về chủ trương mua tàu cũ'
Cáp quang AAG bảo trì, internet quốc tế chậm vài ngày
Nghị quyết quan trọng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt