banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Tin tức > Chuyện thi cử Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Trường “hot” và tỷ lệ “chọi” kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2013
(www.phatminh.com) Chọn trường nào, ngành nào, làm thế nào để cầm chắc thi đỗ đại học là băn khoăn của hầu hết thí sinh và gia đình vào mỗi mùa tuyển sinh. Nhiều dự đoán được đưa ra dựa vào tỷ lệ thí sinh dự thi thường được gọi là tỷ lệ “chọi” của các trường ngành học, hay điểm chuẩn những năm gần đây và đặc biệt là độ “hot” của ngành học hay trường đại học. Tuy nhiên những phán đoán này vẫn chỉ luôn là phán đoán. Nhiều khi, thực tế lại khác xa với những dự báo được đưa ra. Phải biết tự lượng sức mình, “liệu cơm gắp mắm” là cách hiệu quả nhất dẫn đường cho thí sinh tới giảng đường đại học.

Sức học nào thi vào trường “hot” 

  • Theo số liệu thống kê tuyển sinh của các cơ quan chức năng, những năm gần đây số lượng thí sinh dự thi đạt tổng điểm 3 môn từ 15 trở lên luôn chiếm khoảng 13 – 20% trên tổng số thí sinh dự thi cả nước. Với mức điểm này, thí sinh cầm chắc mình sẽ đạt mức điểm sàn theo quy định của Bộ GD&ĐT. Đây là giới hạn khả năng trúng tuyển vào một trường nào đó. Tuy nhiên, trúng tuyển hay không lại phụ thuộc nhiều vào sự lựa chọn sáng suốt của thí sinh.
  • Thực tế cho thấy, các thí sinh có lực học giỏi đều tập trung vào các trường “top” trên và các ngành nghề “hot”. Số thí sinh này không nhiều nên tỷ lệ chọi của các trường này thường thấp hơn nhiều so với các trường top giữa, nhưng do “chất lượng” thí sinh cao nên điểm chuẩn ở những trường này luôn ở mức cao, thường phải từ 21 điểm trở lên. Có thể điểm mặt những trường này như Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Bưu chính viễn thông… Mà đỉnh điểm của sự kiện này là Đại học Y Hà Nội. Năm 2008 thí sinh dự thi vào ngành Bác sĩ răng – hàm – mặt đạt 28 điểm vẫn bị trượt vì ngành học này lấy tới 28,5 điểm.
  • Thử nhìn vào xu hướng chọn trường, ngành trong một vài năm gần đây cho thấy các ngành học kinh tế đang ở trên thế thượng phong, nhưng câu nói cửa miệng trong dân gian “nhất y, nhì dược” cho thấy các ngành học này vẫn tiếp tục thể hiện đẳng cấp chứ không dễ bị đánh đổ bởi các ngành học Tài chính – ngân hàng. Đặc biệt bước sang mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 này thì một lần nữa các trường Y – Dược lại khẳng định ngôi “vương” khi tỷ lệ thí sinh đăng ký dự thi cao vượt khối ngành kinh tế.

Có nên căn cứ vào tỷ lệ “chọi” 

  • Nhiều chuyên gia tuyển sinh đều chung quan điểm rằng thí sinh không nên căn cứ vào tỷ lệ hồ sơ đăng ký dự thi hay thường gọi là tỷ lệ “chọi”. Con số này chỉ mang tính ước lệ tương đối thôi chứ không khẳng định được điều gì. Có thể lượng thí sinh đăng ký dự thi đông nhưng tỷ lệ dự thi ít, hồ sơ ảo nhiều, hoặc chưa chắc những thí sinh dự thi đã là những đối tượng sáng danh trên thí trường, vì thực tế như các số liệu thống kê đưa ra thì lượng thí sinh có điểm tổng cho cả 3 môn chỉ vào  khoảng từ 15 – 20%.
  • Còn nhớ mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2008, dư luận đã hết sức bất ngờ trước điểm chuẩn của ngành bác sĩ răng – hàm – mặt của Đại học Y Hà Nội lên tới 28,5 điểm. Thế nhưng trong số thí sinh dự thi vẫn có hơn 50 thí sinh đạt được mức điểm này trở lên. Còn 2 năm gần đây là 2011 và 2012, điểm trúng tuyển của ngành học này lần lượt là 25,5 và 24 điểm và chỉ tiêu tuyển sinh cao gấp đôi năm 2008 tức là 100 chỉ tiêu. Có thể thấy sau sự kiện thí sinh có e dè hơn khi đặt bút đăng ký dự thi vào các ngành đặc biệt “hot” thế này, nhưng nhìn vào điểm trúng tuyển thì không đạt đỉnh điểm như năm 2008 nhưng ngành học này vẫn lấy điểm chuẩn rất cao. Và thống kê cho thấy lượng thí sinh có điểm cạnh tranh ở mức này cũng không nhiều.
  • Còn với ngành học sư phạm mà mùa tuyển sinh ĐH, CĐ 2013 này đang được đánh giá là có sức hút mới đối với người học. Nhìn lại thời kỳ trước năm 2008, Sư phạm là khối ngành thu hút khá đông thí sinh vì được miễn học phí. Nhưng cũng kể từ năm 2008 đến nay thì số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào các ngành sư phạm giảm dần. Trước việc hồ sơ đăng ký dự thi tăng đột biến ở các trường sư phạm, việc này cũng đồng nghĩa với tỷ lệ “chọi” vào các trường sẽ cao. Như vậy thí sinh sẽ phải tranh giành quyết liệt để có một ghế vào giảng đường. Nhận định về việc này, các chuyên gia tuyển sinh cho rằng, không có căn cứ để chứng minh việc đông thí sinh đăng ký dự thi vào khối ngành sư phạm cao thì thí sinh sẽ phải cạnh tranh nhau nhiều hơn vì thực tế với những chế độ, chính sách mới ban hành tuy có hấp dẫn người học vào sư phạm, nhưng vẫn chưa đủ để cuốn hút người giỏi. Thí sinh sẽ còn tiếp tục suy nghĩ để đưa ra quyết định cuối cùng, chứ không hẳn đăng ký là dự thi. Tương tự, đối với khối ngành nông lâm ngư nghiệp mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 này cũng được coi là biến động.
  • Trước thực tế này, các chuyên gia tuyển sinh đều có lời khuyên đối với thí sinh là chỉ nên tham khảo thôi chứ không nên dựa vào những “biến động” ngành nghề để dự thi. Tốt hơn hết là thí sinh dựa vào sức học của mình, học giỏi, tự tin vào sức học thì chọn thi vào trường mà mình thích. Còn với những thí sinh chỉ với mức học khá thì nên chọn những trường có mức điểm trúng tuyển vừa phải. Bởi vì, nhiều khi trường có tỷ lệ chọi cao nhưng điểm xét tuyển lại thấp hơn trường có tỷ lệ chọi thấp. Vì thực tế là số thí sinh “phải chọi với nhau” không nhiều vì có rất nhiều thí sinh điểm thấp. Quyết định điểm chuẩn trúng tuyển cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng thí sinh dự thi.
(Nguồn: gdtd )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT Quốc gia từ hôm nay! (1/4/2016)
Hà Nội sẽ công bố điểm thi tốt nghiệp THPT vào 2 ngày 16, 17 (16/6/2014)
Điểm thi tốt nghiệp THPT 2014: Nhiều điểm cao môn Xã hội (16/6/2014)
Nhiều tỉnh sắp công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2014 (16/6/2014)
Đề Hóa không khó, thí sinh tự tin giành điểm cao (3/6/2014)
Thí sinh mệt mỏi vì nắng nóng (3/6/2014)
Đề Toán vừa sức, thí sinh phấn khởi (3/6/2014)
Thí sinh 53 tuổi quyết tâm đi thi để lấy bằng tốt nghiệp (3/6/2014)
Phòng thi chỉ có 1 thí sinh! (3/6/2014)
Giàn khoan Trung Quốc làm nóng đề thi tốt nghiệp môn văn (2/6/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Bộ GD-ĐT không có chủ trương đặt ra 2 điểm sàn (17/5/2013)
Ôn tập hiệu quả các môn thi tốt nghiệp 2013 (17/5/2013)
Công bố môn thi tốt nghiệp 2013: ’Kẻ khóc, người cười’ (17/5/2013)
Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn văn năm 2013 (17/5/2013)
Công bố hướng dẫn mới nhất về thi tốt nghiệp THPT 2013 (17/5/2013)
Các trường ĐH, CĐ bắt đầu nhận hồ sơ ĐKDT từ 12/4. (12/4/2013)
Công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT năm 2013 (29/3/2013)
Ôn thi qua mạng ”lên ngôi” (29/3/2013)
Vụ trưởng Nhật tới thăm Đại học Bách Khoa Hà Nội (27/3/2013)
Sợ thi liên thông, học sinh dồn sức ôn thi ĐH (26/3/2013)
Sức nóng ngành Khoa học cơ bản bắt đầu lan tỏa (25/3/2013)
Tốt nghiệp loại giỏi vẫn chật vật tìm việc (25/3/2013)
Công bố ngành tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển vào ĐH, CĐ 2013 (25/3/2013)
Sẽ thi công chức bằng trắc nghiệm trên máy tính (25/3/2013)
Công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT (23/3/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Hà Nội sẽ công bố điểm thi tốt nghiệp THPT vào 2 ngày 16, 17
Điểm thi tốt nghiệp THPT 2014: Nhiều điểm cao môn Xã hội
Thí sinh mệt mỏi vì nắng nóng
Công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT
Phòng thi chỉ có 1 thí sinh!
Sẽ thi công chức bằng trắc nghiệm trên máy tính
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt