banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Phát minh thế kỷ > Nhà phát minh Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Benjamin Franklin - "Người Mỹ đầu tiên"
(phatminh.com) Benjamin Franklin (17 tháng 01 1706 - 17 tháng 4 1790) là một trong những người thành lập đất nước nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ. Ông là một chính trị gia, một nhà khoa học, một tác giả, một thợ in, một triết gia, một nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội, một nhà ngoại giao hàng đầu.
Trong lĩnh vực khoa học, ông là gương mặt điển hình của lịch sử vật lý vì những khám phá của ông và những lý thuyết về điện, ví dụ như các khám phá về hiện tượng sấm, sét. Với vài trò một chính trị gia và một nhà hoạt động xã hội, ông đã đưa ra ý tưởng về một nước Mỹ [1] và với vai trò một nhà ngoại giao trong thời kỳ Cách mạng Mỹ, ông đã làm cho liên minh là Pháp giúp đỡ để có thể giành độc lập.

Franklin nổi tiếng về sự ham hiểu biết của ông, về các tác phẩm của ông (có tính phổ biến, tính chính trị và khoa học) và tính đa dạng của các lĩnh vực mà ông quan tâm. Là một nhà lãnh đạo của Thời đại Khai Sáng, ông đã có được công nhận, ủng hộ của cả các nhà khoa học và giới trí thức khắp Châu Âu. Ông đã thành công trong việc bảo đảm về quân sự cũng như trợ giúp tài chính của Pháp là một đóng góp to lớn cho sự thắng lợi của cách mạng chống lại Anh. Ông cũng là người đã phát minh ra cột chống sét. Ông là người sớm đề xướng về sự thống nhất của các thuộc địa. Các nhà sử gia gọi ông là "Người Mỹ đầu tiên".

Sinh ra ở Boston, Massachusetts, Franklin đã học nghề in từ anh trai của ông và trở thành một chủ biên tập báo, một thọ in và một thương gia rất giầu có ở Philadelphia. Ông đã có nhiều năm sống ở Anh và xuất bản ấn phẩm nổi tiếng Poor Richard's Almanac (Alamac của Richard nghèo) và ấn phẩm Pennsylvania Gazette (công báo Pennsylvania). Ông đã thành lập cả thư viện công và sở cứu hoả đầu tiên tại Mỹ cũng như Junto, một câu lạc bộ thảo luận chính trị. Trong giai đoạn này ông đã viết bài ủng hộ tiền giấy, chống các chính sách của những người theo chủ nghĩa trọng thương, như Luật sắt năm 1750, và cũng phác thảo Kế hoạch Albany của Liên minh năm 1754, sau này sẽ tạo ra một cơ sở lập pháp cho thuộc địa; thể hiện sự nhận thức từ rất sớm của ông về việc các thuộc địa tồn tại tự nhiên với tư cách một đơn vị chính trị.

Franklin đã trở thành một anh hùng quốc gia tại Mỹ khi ông dẫn đầu nỗ lực đòi Nghị viện Vương quốc Anh huỷ bỏ một Đạo luật tem thư gây mất lòng dân. Với tư cách một nhà ngoại giao, ông được nhiều người Pháp kính trọng với tư cách một vị bộ trưởng Mỹ tại Paris, một nhân vật quan trọng trong việc phát triển các quan hệ thân thiện Pháp-Mỹ. Từ năm 1775 tới năm 1776, Franklin là Tổng giám đốc Bưu điện thuộc Đại hội Thuộc địa và từ năm 1785 tới năm 1788 là Chủ tịch Hội đồng Hành pháp Tối cao Pennsylvania. Tới cuối đời, ông trở nên một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất ủng hộ Chủ nghĩa bãi nô.

Franklin rất quan tâm tới khoa học và kỹ thuật, ông đã thực hiện những thí nghiệm và phát minh điện nổi tiếng— ngoài cột thu lôi — bếp lò Franklin, ống thông tiểu, chân nhái, harmonica, và kính hai tròng. Ông cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập Đại học Pennsylvania và Trường Franklin và Marshall. Ông đã được bầu làm chủ tịch đầu tiên của Hội Triết học Mỹ, hội học thuật đầu tiên tại Hoa Kỳ, năm 1769. Franklin nói thành thạo năm thứ tiếng. Ông thường được công nhận là người đa tài.
Tuổi thơ :
Benjamin Franklin sinh tại Milk Street ở Boston ngày 17 tháng 1 năm 1706 và được rửa tội tại Old South Meeting House. Cha ông, Josiah Franklin, là một người làm nến, xà phòng và bán hàng tạp hóa, người vợ thứ hai của ông, Abiah Folger, là mẹ của Benjamin. Hai cuộc hôn nhân của Josiah mang lại 17 người con; Benjamin là con thứ mười lăm và là con trai nhỏ tuổi nhất. Josiah từng muốn Ben tới trường dòng nhưng chỉ có đủ tiền cho ông theo học trong hai năm. Ông đã theo học tại Trường Latinh Boston nhưng không tốt nghiệp; ông tiếp tục học bằng cách đọc ngấu nghiến những cuốn sách có được. Dù "cha mẹ ông đã muốn coi nhà thờ là một công việc" cho Franklin, sự học của ông chấm dứt khi ông lên mười. Sau đó ông làm việc cho cha trong một thời gian và khi 12 tuổi ông bắt đầu trở thành thợ học việc cho anh trai là James, một người làm nghề in. Khi Ben 15 tuổi, James đã thành lập tờ New England Courant, tờ báo độc lập thật sự đầu tiên tại các thuộc địa. Khi bị từ chối ý muốn tham gia viết bài cho tờ báo này, Franklin đã đặt ra bút danh 'Mrs. Silence Dogood', người có vẻ là một góa phụ trung niên. Những bài viết của ông được đăng trên báo và trở thành chủ đề của một cuộc tranh luận trong thị trấn. Cả James và những độc giả tờ Courant đều không biết sự thực, và James đã không hài lòng với Ben khi khám phá ra rằng người viết những bài đó là em trai của mình. Franklin bỏ chân học việc khi không được phép và vì thế đã trở thành một kẻ trốn chạy.

Tuổi trẻ

Ở tuổi 17, Franklin bỏ đi tới Philadelphia, Pennsylvania, tìm kiếm một khởi đầu mới tại một thành phố mới. Khi mới đến ông làm việc cho nhiều tiệm in quanh thị trấn. Tuy nhiên, ông không hài lòng với những viễn cảnh trước mắt. Sau vài tháng, tuy đang làm việc trong một nhà in, Franklin bị vị Thống đốc Pennsylvania Ngài William Keith thuyết phục để tới London, bề ngoài là để mua số thiết bị cần thiết cho việc thành lập một tờ báo mới tại Philadelphia. Phát hiện những lời hứa hẹn của Keith về việc hỗ trợ tờ báo là dối trá, Franklin đã làm việc như một thợ sắp chữ trong một tiệm in tại nơi ngày nay là Nhà thờ Thánh Bartholomew-the-Great tại Smithfield trong khu London. Sau đó, ông quay trở lại Philadelphia năm 1726 với sự giúp đỡ của một nhà buôn tên là Thomas Denham, ông đã cho Franklin một chân kế toán, và giữ tiệm của ông.

Năm 1727, Benjamin Franklin, ở tuổi 21, lập ra Junto, một nhóm “những thợ thủ công và nhà buôn tự nguyện và khao khát hy vọng tự cải thiện mình bằng cách cải thiện cộng đồng." Junto là một nhóm thảo luận những vấn đề của thời ấy; cuối cùng nó dẫn tới sự ra đời của nhiều tổ chức khác tại Philadelphia.

Đọc sách là một hoạt động thường xuyên của Junto, nhưng sách thời ấy rất hiếm và đắt. Các thành viên đã lập ra một thư viện, và ban đầu họ mang sách của mình tới góp. Cách này không hiệu quả, tuy nhiên Franklin tiếp tục với ý tưởng một thư viện mà độc giả sẽ phải trả tiền khi mượn sách, và các thành viên sẽ góp tiền của mình vào để mua sách. Ý tưởng này dẫn tới sự ra đời của Công ty Thư viện (Library Company), và hiến chương của Library Company of Philadelphia được Franklin soạn thảo năm 1731.

Ban đầu, những cuốn sách được giữ tại nhà những người thủ thư, nhưng vào năm 1739 bộ sách được chuyển tới tầng hai tòa nhà State House của Pennsylvania, và hiện được gọi là Independence Hall. Năm 1791, một tòa nhà mới được xây riêng cho thư viện. Library Company phát triển mạnh mẽ không gặp phải bất kỳ sự cạnh tranh nào và sở hữu nhiều bộ sách vô giá như bộ sách của James Logan và người anh/em của ông là William. Library Company trong thế kỷ hai mươi là một thư viện nghiên cứu và tham khảo vĩ đại bởi nó có tới 500.000 cuốn sách hiếm, sách mỏng, giấy khổ rộng, hơn 160.000 văn bản chép tay và 75.000 hình hoạ.

Khi Denham chết, Franklin quay trở về với công việc trước kia của mình. Tới năm 1730, Franklin đã thành lập một nhà in của riêng mình và đã trở thành một chủ báo của tờ "The Pennsylvania Gazette". Tờ Gazette mang lại cho Franklin một diễn đàn để kêu gọi người dân thực hiện nhiều cuộc cải cách và sáng kiến tại địa phương thông qua những bài viết và nhận định. Cùng với thời gian, sự bình luận của ông, cùng với hình ảnh một nhà công nghiệp và trí thức trẻ tuổi, khiến ông có được sự tôn trọng lớn của mọi người; thậm chí sau khi Franklin đã có được danh tiếng với tư cách một nhà khoa học, một quan chức nhà nước, ông thường ký tên dưới những bức thư một cách khiêm tốn B'. Franklin, Chủ nhà in'.

Franklin đề xướng kế hoạch xây dựng trụ sở Hội tam điểm năm 1731 và đã trở thành một nhân vật quan trọng của hội (Grand Master) năm 1734, báo hiệu sự thăng tiến nhanh chóng về danh vọng của ông tại Pennsylvania. Cùng năm ấy, ông sửa chữa và xuất bản cuốn sách đầu tiên của Hội tam điểm tại Mỹ, một cuốn tái bản của cuốn Tổ chức của Hội tam điểm của James Anderson. Trong suốt cuộc đời mình Franklin luôn là một thành viên của hội.

Những phát minh và nghiên cứu khoa học

Franklin là một nhà phát minh phi thường. Trong số những phát minh của ông có cột thu lôi, đàn armonica, bếp lò Franklin, kính hai tròng, và ống thông tiểu mềm. Franklin không bao giờ xin bản quyền cho phát minh của mình; trong tự truyện ông đã viết, "Vì chúng ta đang hưởng thụ nhiều sự tân tiến có được từ phát minh của những người khác, chúng ta cần phải sung sướng khi có cơ hội phục vụ những người khác bằng những phát minh của mình; và chúng ta phải làm điều đó một cách thoải mái và hào phóng."

Năm 1743, Franklin lập ra Hội Triết học Mỹ để làm nơi thảo luận các khám phá cho những nhà khoa học. ông bắt đầu tiến hành nghiên cứu về điện, và công việc này cùng với những công trình khoa học khác của ông, sẽ tiếp tục theo ông cả cuộc đời, giữa những khoảng thời gian giành cho chính trị và kiếm tiền.

Năm 1748, ông thôi nghề in và chuyển sang ngành kinh doanh khác. Ông liên kết với vị đốc công của mình là, David Hall, người đã chia nửa số lợi tức từ gian hàng với Franklin trong 18 năm. Công việc kinh doanh nhiều lợi nhuận này khiến ông có thời gian cho nghiên cứu, và trong vài năm ông đã có nhiều phát minh mang lại danh tiếng cũng như học vị trên khắp Châu Âu, và đặc biệt là tại Pháp.

Trong số đó có nghiên cứu của ông về điện. Franklin cho rằng điện phát ra từ "thủy tinh" và "nhựa cây" không phải là những kiểu "chất lưu điện" (như điện được gọi thời ấy) khác nhau, mà cùng là một chất lưu điện dưới những áp lực khác nhau. Ông là người đầu tiên đặt tên cho chúng là dương và âm,  Năm 1750, ông xuất bản một bài viết đề xuất một cuộc thí nghiệm để chứng minh rằng sét là điện bằng cách thả một chiếc diều trong cơn bão có vẻ sẽ trở thành một cơn bão sét. Ngày 10 tháng 5 năm 1752, Thomas-François Dalibard nước Pháp đã tiến hành thí nghiệm của Franklin (sử dụng một cột thu lôi thép cao 40 foot thay cho chiếc diều) và đã thu được những tia lửa điện từ một đám mây. Ngày 15 tháng 6, Franklin tiến hành cuộc thí nghiệm với diều nổi tiếng của mình tại Philadelphia và cũng thu được những tia lửa điện từ một đám mây (không hề biết rằng Dalibard cũng đã làm điều đó, từ 36 ngày trước). Thí nghiệm của Franklin không được viết ra cho tới khi cuốn Lịch sử và Tình trạng Hiện tại của Điện của Joseph Priestley được xuất bản năm 1767; bằng chứng cho thấy Franklin đã chuẩn bị cách diện (không phải chạm trực tiếp vào đường dẫn, bởi ông có thể gặp nguy hiểm vì điện giật khi sét đánh). (Những người khác, như Giáo sư Georg Wilhelm Richmann tại St. Petersburg, Nga, đã bị giật chết vài tháng sau cuộc thí nghiệm của Franklin.) Trong giấy tờ ghi chép của mình, Franklin chỉ ra rằng ông nhận thức được những nguy hiểm và đã sử dụng những cách khác để chứng minh rằng sét là điện, như được thể hiện trong việc ông dùng tiếp đất. Nếu Franklin thực sự có tiến hành thí nghiệm này, ông cũng không làm nó theo cách thường được miêu tả, thả diều và chờ bị giật khi sét đánh, (bởi điều đó có thểgây nhiều xúc cảm nhưng sẽ dẫn tới tử vong). Thay vào đó ông dùng diều để có được điện thế từ một đám mây bão, việc này đồng nghĩa với sét là điện.

Ngày 19 tháng 10 trong một bức thư gửi tới Anh để hướng dẫn thực hiện lại thí nghiệm đó, Franklin đã viết: "Khi mưa đã làm ướt sợi dây diều tới mức nó có thể dẫn điện tự do, bạn sẽ thấy nó phát ra thành tia lửa điện từ chiếc chìa khóa khi để khuỷu tay gần lại, và nếu chiếc khóa đó là một lọ nhỏ, hay một bình Leiden, nó có thể tích điện". Những thí nghiệm điện của Franklin đã đưa tới phát minh ra cột thu lôi. Ông đã lưu ý rằng cuột thu lôi nên có đầu nhọn chứ không phải đầu tròn để có thể thu điện một cách yên lặng, và thu được ở khoảng cách xa hơn. Ông phỏng đoán rằng phát minh này sẽ được dùng để bảo vệ các tòa nhà khỏi sét, bằng cách lắp các "cột thu lôi thép thẳng đứng, nhọn như một cây kip và được sơn phủ tránh han rỉ, và có một hệ thống dây dẫn bên ngoài tòa nhà nối chân những cột thu lôi đó dẫn xuống đất;...Những cột thu lôi sẽ có thể dẫn điện một cách êm ái từ đám mây xuống đất trước khi nó đủ lớn để thành sét đánh, và nhờ thế sẽ cứu chúng ta khỏi sự nguy hiểm bất ngờ và kinh khủng đó!" Sau một loạt những thí nghiệm tại chính nhà của Franklin, các cột thu lôi đã được lắp đặt trên Hàn lâm viện Philadelphia (sau này là Đại học Pennsylvania) và Tòa Thị chính Pennsylvania (sau này là Independence Hall) năm 1752.

Để ghi nhận những nghiên cứu trong lĩnh vực điện của ông, Franklin đã nhận được Huy chương Copley của Royal Society năm 1753, và vào năm 1756 ông trở thành một trong số ít người Mỹ ở thế kỷ mười tám được bầu làm Fellow of the Society. Đơn vị cgs của electric charge đã được đặt theo tên ông: một franklin (Fr) tương đương một statcoulomb.

Ngày 21 tháng 10 năm 1743, một cơn bão tràn vào từ hướng tây nam khiến Franklin mất một cơ hội quan sát nguyệt thực. Franklin nhận thấy gió ưu thế thực tế tới từ phía đông bắc, trái ngược với điều ông từng nghĩ. Trao đổi thư từ với anh/em trai mình, Franklin biết rằng cơn bão đó đã không tràn vào Boston cho tới sau thời điểm nguyệt thực, dù trên thực tế Boston ở phía đông bắc Philadelphia. Ông suy luận rằng những cơn bão không phải luân luôn đi theo hướng gió chủ đạo, một quan niệm có ảnh hưởng rất lớn trong khí tượng học.

Franklin cũng đã nhận thấy nguyên lý làm lạnh khi quan sát trong một ngày trời rất nóng, ông thấy lạnh hơn khi mặc một chiếc áo ướt trong gió nhẹ so với khi mặc chiếc áo khô. Để hiểu hiện tượng này rõ hơn, Franklin tiếp tục tiến hành thí nghiệm. Trong một ngày ấm áp tại Cambridge, Anh, năm 1758, Franklin và một người bạn là nhà khoa học John Hadley thí nghiệm liên tục làm ẩm bình chứa thủy ngân của nhiệt kế bằng ether và dùng ống thổi để làm bay hơi ether. Với mỗi lần bay hơi, nhiệt kế lại chỉ mức nhiệt độ thấp hơn, cuối cùng xuống mức 7 °F (-14 °C). Một nhiệt kế khác thể hiện nhiệt độ phòng là 65 °F (18 °C). Trong bức thư “Làm lạnh bằng Bay hơi” của minh, Franklin đã lưu ý rằng “ta có thể thấy khả năng một người bị lạnh đến chết trong một ngày mùa hè ấm áp". Mỗi năm ngành công nghiệp thực phẩm bảo quản lạnh trao một Giải thưởng Franklin Award để ghi nhớ người đã quan sát thấy hiện tượng này.

Những câu nói nổi tiếng :

 - Thông thái là kết cấu cuả 99% mồ hôi và 1% cảm hứng
- Trời chỉ giúp cho những kẻ tự giúp bản thân mình
(Nguồn: Olympiavn )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
68 tỷ đồng phạt vi phạm sở hữu trí tuệ (1/4/2016)
Gặp gỡ 2 anh chàng đã phát minh ra “máy hút rác đại dương” (14/1/2016)
Phát minh, sáng chế của người Việt khiến thế giới khâm phục (30/12/2015)
Cha đẻ của thuyết nguyên tử 2.600 năm trước (22/12/2015)
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử (15/5/2014)
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt (11/4/2014)
6 phát minh tối quan trọng từ thời Trung Cổ (8/4/2014)
Con người tồn tại vô nghĩa hay có nghĩa? (4/4/2014)
10 nhà phát minh bị giết bởi chính sáng chế của mình (1/4/2014)
8 phát minh vĩ đại từng bị coi thường (27/3/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Từ tiến sĩ toán học thành đại gia xúc xích (26/12/2011)
Giải Nobel Y học bị đánh cắp (19/12/2011)
Nhà khoa học vũ trụ vĩ đại Boris Chertok từ trần (17/12/2011)
3 người Đức phát minh ra thiết bị bay 16 cánh quạt, đa năng (9/12/2011)
Các nhà phát minh “khổng lồ” ở Berkley (7/12/2011)
Nhà phát minh Wilhelm Conrad Röntgen (18/8/2011)
Henry Ford người cha của nền kỹ nghệ xe hơi (12/7/2011)
“Cha đẻ” của đĩa CD (5/6/2011)
Wernher von Braun nhà bác học hỏa tiễn (8/5/2011)
Samuel T. Cohen, cha đẻ bom neutron (30/4/2011)
Người phát triển lò hạt nhân đầu tiên (26/4/2011)
Người mở ra kỉ nguyên sử dụng kháng sinh trong y học (26/4/2011)
Người đã sáng chế ra máy điều hòa nhiệt độ  (26/4/2011)
người phát minh ra loa phát thanh (26/4/2011)
Người phát minh kiểu chữ Braille (26/4/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
Cha đẻ của thuyết nguyên tử 2.600 năm trước
Phát minh, sáng chế của người Việt khiến thế giới khâm phục
Gặp gỡ 2 anh chàng đã phát minh ra “máy hút rác đại dương”
10 nhà phát minh bị giết bởi chính sáng chế của mình
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt