banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Phát minh thế kỷ > Nhà phát minh Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Giải Nobel Y học bị đánh cắp
(phatminh.com) Họ là những nhà khoa học nổi tiếng, phát minh gắn liền với tiến trình phát triển của nền y học hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực chữa bệnh cho con người. Ðể lại cho hậu thế những sản phẩm gắn liền với tên tuổi của họ, xứng đáng được trao giải Nobel Y học. Thế nhưng, tài năng và công lao của họ lại bị lãng quên, “bị đánh cắp” như tạp chí Listverst của Mỹ dùng để đặt tên cho một bài báo nhân giải Nobel 2011.

Albert Schatz

Người tiên phong đi đầu phát minh thế hệ kháng sinh mới chính là tiến sĩ Albert Schatz (2/1922-1/2005), người Mỹ. Ông theo đuổi ước mơ này từ khi còn học đại học và cũng là người đã tìm ra hàng loạt các dòng khuẩn gây bệnh có tên là streptomycyces bacteria. Ông đã tiến hành phân tích và tìm ra các thành phần có tác dụng tiêu diệt khuẩn gam âm được đặt tên là streptomycin. Sự kiện tìm ra streptomycin đã dấy lên nhiều tranh luận và đồn thổi trong cộng đồng khoa học trong nhiều thập kỷ qua.
 
Thực tế, streptomycin được xem là vị “cứu tinh” cho nhân loại, nhiều binh lính trong chiến tranh được cứu sống nhờ loại thuốc kháng sinh này. Năm 1942, Albert Schatz tham gia quân đội, phục vụ trong phòng thí nghiệm của Bệnh viện Miami Hospital, nhờ công việc trên ông đã tận mắt chứng kiến những người lính bị viêm nhiễm phải chịu cảnh tàn phế do thuốc kháng sinh penicillin đã bị vô hiệu hoá. Từ đây thôi thúc ông nghiên cứu tìm ra những loại khuẩn kháng penicillin. Sau khi tìm được thủ phạm, ông đã gửi các mẫu đến cho TS. Waksman để thử nghiệm tiếp.
 
Năm 1943, sau khi ra quân, Albert Schatz tiếp tục làm việc trong phòng thí nghiệm của TS. Waksman ở ĐH Rutgers, ông tiếp tục nghiên cứu về khuẩn kháng penicillin và những loại khuẩn có trong đất. Cũng thời gian trên, Wakesman đã tiếp tục thực hiện các công đoạn nghiên cứu của Albert để tinh chế streptomycin, đặc biệt là quá trình thử nghiệm trên động vật và hoàn chỉnh công thức. Theo Albert, chính ông là người đã thuyết phục Wakesman hợp tác để hoàn thành dự án về steptomycine mà ông đã thực hiện từ khi còn ở Bệnh viện quân đội Miami Hospital.
 
 Tiến sĩ Albert Schatz .
Theo giáo sư George Piecznik, bạn của Albert Schatz và Wakesman, Albert Schatz là chủ nhân đích thực của công trình tìm ra streptomycin, thậm chí trong thời gian nghiên cứu, Albert Schatz đã cưới vợ nhưng do sự cấp bách của công việc, ông đã đưa vợ vào ở trong phòng thí nghiệm để không gây ảnh hưởng đến dự án. Theo  George, “cả hai cùng dựa vào một bức tường” nhưng cuối cùng công “làm đổ bức tường” lại thuộc về Waksman bằng giải Nobel được trao năm 1952 . Sự việc trên đã dẫn đến nhiều tranh luận gay gắt. Ban đầu, Đại học Rutgest và Wakesman kịch liệt phản đối các luận cứ Albert Schatz đưa ra nhưng qua tài liệu lưu trữ và nhân chứng sống đã làm cho sự việc trên không kết thúc một cách đơn giản như vậy. Sự kiện này còn được “làm chứng” bởi nhiều nạn nhân sống sót trong các vụ diệt chủng người Do Thái do Phát xít Đức gây ra, đây là những người trực tiếp được hưởng lợi từ thuốc kháng sinh do Albert Schatz phát minh.
 
Cuối cùng, những tranh chấp nói trên đã kết thúc bằng một sự dàn xếp bởi Wakesman, vị tiến sĩ này đồng ý Albert Schatz là người đồng phát minh steptomycine nhưng với điều kiện Albert đã phát hiện ra streptomycin khi làm việc trong phòng thí nghiệm của Waksman và sử dụng các thiết bị của Wakesman. Cuối cùng, Albert Schatz vẫn từ chối lời dàn xếp này và không thừa nhận chung giải Nobel với Wakesman.

Oswald Avery

Oswald Avery (10/1877- 2/1955) là nhà vật lý học, nhà vi khuẩn học người Mỹ. Phần lớn những phát minh của ông được ra đời khi công tác tại Bệnh viện Đại học Rockefeller, thành phố New York. Oswald là nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực sinh học phân tử và miễn dịch học. Đặc biệt là phát minh nổi tiếng năm 1944 cùng với Colin MacLeod và Maclyn McCarty,  coi ADN là vật liệu để tạo ra gen và nhiễm sắc thể, nhưng đáng tiếc ông lại bị bỏ quên, không được trao giải Nobel cho các thành tựu nghiên cứu của mình. Oswald Avery tên đầy đủ là Oswald Theodore Avery ForMemRS, tốt nghiệp bác sĩ phẫu thuật năm 1904 trước khi trở thành nhà nghiên cứu chuyên nghiệp tại Phòng thí nghiệm Hoagland Laboratony ở Brooklyn. Nhiều năm liền, ông đã cùng McLeod và McCarty thực hiện các nghiên cứu quan trọng về protein tế bào, đặc biệt là về thông tin di truyền.
 
Đây là những kỹ thuật mở đường cho nhân loại hiểu sâu thêm về ADN và nếu không có ADN sẽ không có di truyền. Ngày nay, khoa học hiện đại đều biết rằng, cả ADN lẫn di truyền đều có liên quan mật thiết với nhau, nhưng những năm đầu thế kỷ XX người ta lại có những giả thiết khác nhau về di truyền và phải chờ đến khi có phát minh của Oswald Avery- Macleod - McCarty thì lý thuyết trên mới sáng tỏ. Phát minh của ba nhà khoa học này đã chứng minh được rằng, một phân tử có trong khuẩn bị tiêu diệt vì nhiệt có thể chuyển đổi thành một vi khuẩn sống, giúp khoa học cách ly được phân tử di truyền từ khuẩn đã bị tiêu diệt bởi nhiệt. Các phân tử mà nhóm nghiên cứu của Oswald Avery xác định có khả năng biến đổi các vi khuẩn đã được chứng minh là vật liệu ADN. Đây cũng là lần đầu tiên khoa học phát hiện thấy một phân tử chắc chắn có vai trò trong di truyền.
 
 Nhà vật lý học Oswald Avery.
Trường hợp Oswald Avery không được trao giải Nobel Y học được xem là “hy hữu” bị “đánh cắp giải” hoặc nhầm lẫn “ cố ý” của Ủy ban trao giải, bởi công lao của Oswald Avery đã quá rõ, người đầu tiên khám phá và định nghĩa ADN là một vật liệu di truyền. Oswald công bố khám phá này sau năm 1944 và trước đó, từ năm 1932- 1942 ông đã được tiến cử nhiều lần nhưng đều bị bỏ qua, giới khoa học chưa chịu nhìn nhận thuyết của ông vì họ không nghĩ ADN chỉ đơn giản có 4 mẫu tự lại có chức năng làm vật liệu di truyền, thay vào đó họ lại cho rằng protein mới chính là vật liệu di truyền đích thực. Một phần thiếu sót và nhầm lẫn khác được người ta vin vào là dựa trên ngôn từ trong di chúc do Alfred Bernhard Nobel để lại.
 
Ví dụ, Viện nghiên cứu y khoa Karolinska - nơi xét danh hiệu giải Nobel Y học và Ủy ban Nobel lại dựa tiêu chí như discovery (khám phá hay phát hiện) và “greatest benefit on mandkind” (lợi ích cao nhất cho nhân loại) nêu trong di chúc nên cuối cùng đã không có một tiêu chí nào rõ ràng. Đây là những định nghĩa rất khó áp dụng trong ngành y. Ví dụ, khoa học lâm sàng thì từ “khám phá” “phát hiện” có thể hiểu thế nào cũng được, chính điều này mà những người có phát minh lớn như Oswald Avery đã bị bỏ qua, sau này khi cộng đồng khoa học kịp nhận ra ý tưởng của Oswald  thì ông đã qua đời mà theo quy định thì giải Nobel lại không thể trao cho những người đã khuất.
(Nguồn: SK & ĐS )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
68 tỷ đồng phạt vi phạm sở hữu trí tuệ (1/4/2016)
Gặp gỡ 2 anh chàng đã phát minh ra “máy hút rác đại dương” (14/1/2016)
Phát minh, sáng chế của người Việt khiến thế giới khâm phục (30/12/2015)
Cha đẻ của thuyết nguyên tử 2.600 năm trước (22/12/2015)
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử (15/5/2014)
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt (11/4/2014)
6 phát minh tối quan trọng từ thời Trung Cổ (8/4/2014)
Con người tồn tại vô nghĩa hay có nghĩa? (4/4/2014)
10 nhà phát minh bị giết bởi chính sáng chế của mình (1/4/2014)
8 phát minh vĩ đại từng bị coi thường (27/3/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Nhà khoa học vũ trụ vĩ đại Boris Chertok từ trần (17/12/2011)
3 người Đức phát minh ra thiết bị bay 16 cánh quạt, đa năng (9/12/2011)
Các nhà phát minh “khổng lồ” ở Berkley (7/12/2011)
Nhà phát minh Wilhelm Conrad Röntgen (18/8/2011)
Henry Ford người cha của nền kỹ nghệ xe hơi (12/7/2011)
“Cha đẻ” của đĩa CD (5/6/2011)
Wernher von Braun nhà bác học hỏa tiễn (8/5/2011)
Samuel T. Cohen, cha đẻ bom neutron (30/4/2011)
Người phát triển lò hạt nhân đầu tiên (26/4/2011)
Người mở ra kỉ nguyên sử dụng kháng sinh trong y học (26/4/2011)
Người đã sáng chế ra máy điều hòa nhiệt độ  (26/4/2011)
người phát minh ra loa phát thanh (26/4/2011)
Người phát minh kiểu chữ Braille (26/4/2011)
Người phát minh ra diêm (26/4/2011)
William Sturgeon nhà phát minh người Anh (26/4/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
Cha đẻ của thuyết nguyên tử 2.600 năm trước
Phát minh, sáng chế của người Việt khiến thế giới khâm phục
Gặp gỡ 2 anh chàng đã phát minh ra “máy hút rác đại dương”
10 nhà phát minh bị giết bởi chính sáng chế của mình
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt