banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Mực ống khổng lồ lại xuất hiện, dân Nhật lo sợ
(www.phatminh.com) Tờ NHK của Nhật đưa tin hôm qua (25/2), một ngư dân ở miền Tây nước này đã bắt sống được một con mực ống khổng lồ.

Ngư dân tên Tetsuo Okamoto đã bắt được con mực khổng lồ này ở độ sâu 8m tại vùng biển tỉnh Hyogo. Con mực có chiều dài khoảng 4,14m; nặng khoảng 200kg và đã mất đi 2 xúc tu dài nhất.

Những con mực ống khổng lồ thường xuyên được nhìn thấy trong vùng biển của Nhật Bản thuộc tỉnh Niigata và Toyama trong thời gian qua. Ông Okamoto cho biết ông không hề mong đợi sẽ được nhìn thấy những sinh vật khổng lồ ở khu vực gần bờ như thế này.

Toshifumi Wada - người phụ trách bảo tàng Tottori - cho biết con mực khổng lồ này sẽ được bảo quản để phục vụ nghiên cứu. Các nhà khoa học sẽ tìm hiểu vì sao loài mực vốn sống ở tầng sâu dưới đáy biển gần đây lại thường xuyên xuất hiện tại Nhật Bản.

Được biết, từ đầu năm nay đã có khá nhiều mực ống khổng lồ bị ngư dân Nhật bắt được. Tối 20/1/2014, các ngư dân ở thị trấn Iwami, tỉnh Tottori, phía Tây Nhật Bản, đã bắt được một con mực khổng lồ dài 3,3m, nặng tới 100kg. Con mực này cũng mất hai xúc tu dài nhất, nghĩa là chiều dài nó có thể đạt 8m trước khi bị bắt. Hồi đầu tháng 2 này, một ngư dân địa phương bắt được một con mực khổng lồ 4m ngoài khơi bờ biển của đảo Sadogashima.

Mực ống khổng lồ lại xuất hiện, dân Nhật lo sợ

Shigenori Goto, một ngư dân 44 tuổi, đã bắt được hai con mực khổng lồ ở ngoài khơi đảo Sado, Niigata, cho biết: “Suốt 15 năm làm nghề đánh cá, tôi chưa từng thấy con mực nào khổng lồ vậy. Thời gian gần đây, mực khổng lồ xuất hiện nhiều, tôi nghĩ có điềm báo chẳng lành”. Nhiều ngư dân khác cũng tỏ ra lo lắng như ông Shigenori.

Giám đốc sưu tập tại Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Quốc gia Nhật - ông Tsunemi Kubodera - cho biết: "Mực khổng lồ thường sống ở độ sâu khoảng 600m nơi nhiệt độ từ 6 đến 10 độ C. Tuy nhiên, trong 4 năm trở lại đây, nhiệt độ nước biển ở độ sâu đó giảm xuống chỉ còn khoảng 4 độ. Vì thế, những con mực khổng lồ phải di chuyển vào gần bờ để tiếp cận nhiệt độ ấm hơn nên mắc lưới ngư dân”.

(Nguồn: NĐL )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Phát hiện 5 loài nhện giáp mới (22/3/2014)
Những lưu ý khi sử dụng đồ nhựa đựng thực phẩm (21/3/2014)
Phát hiện ung thư chính xác bằng xét nghiệm nước tiểu (20/3/2014)
Những sai lầm phổ biến khi dùng thuốc (13/3/2014)
Phát hiện loài mang được coi là tuyệt chủng ở Thanh Hóa (10/3/2014)
Bàn chải đánh răng là ổ chứa vi khuẩn lớn  (31/12/2013)
Sóng Wi-Fi có hại cho cây xanh (31/12/2013)
Trình tự DNA loài Amborella làm sáng tỏ nguồn gốc của thực vật có hoa (31/12/2013)
Hoa hồng đen huyền bí ở Thổ Nhĩ Kỳ (31/12/2013)
Tìm ra phương pháp mới để kiểm soát muỗi (31/12/2013)
Những tập tính ”quái gở đến đáng sợ” của côn trùng (31/12/2013)
Tây Ban Nha tiết kiệm gần 200 triệu euro nhờ ngô biến đổi gene (31/12/2013)
Giống ớt Carolina Reaper cay hơn cả bình xịt hơi cay (31/12/2013)
Sâu bướm đang tiến hóa để đối phó với biến đổi khí hậu (31/12/2013)
Tần ô trị ho, giảm huyết áp (27/12/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á
“Thần dược” từ ARN can thiệp
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí”
Nhện cực độc cắn chết người
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
8 thực phẩm dần phá hoại não
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt