banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Câu chuyện khoa học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Nhà bếp nguy hiểm hơn đường phố
(www.phatminh.com) Sự hiện diện của bếp gas và các dung dịch hóa chất tẩy rửa khiến không khí trong nhà bếp trở nên nguy hiểm hơn không khí ngoài các đường phố đông đúc.
Ảnh minh họa: visualphotos.com.
Ảnh minh họa: visualphotos.com.

Giới khoa học lo ngại mức độ ô nhiễm không khí trong nhà đang có xu hướng tăng do trào lưu sử dụng hóa chất tẩy rửa có hoạt tính mạnh, nước hoa xịt phòng và thói quen đóng kín các cửa để bật máy điều hòa nhiệt độ.

Để tìm hiểu mức độ nguy hiểm của ô nhiễm trong nhà, các nhà nghiên cứu của Đại học Sheffield tại Anh theo dõi ba ngôi nhà ở những địa điểm khác nhau. Một nhà được xây bằng đá, có mái kiểu truyền thống và bếp điện. Nó nằm trong một làng ở vùng nông thôn. Hai nhà kia là căn hộ mái bằng với bếp gas và đều nằm gần đường phố đông đúc.

Nhóm nghiên cứu lấy mẫu không khí cả bên trong và bên ngoài các ngôi nhà trong 4 tuần để đo nồng độ các chất gây ô nhiễm. Kết quả cho thấy nồng độ carbon monoxide (CO) trong ngôi nhà ở vùng nông thôn rất thấp. Ngược lại, nồng độ CO trong hai căn hộ ở độ thị rất cao, đặc biệt là khi những chiếc bếp gas được sử dụng.

Nồng độ nitrogen dioxide (NO2), một loại khí độc khác, trong phòng bếp của hai căn hộ ở đô thị cao gấp ba lần so với ngôi nhà ở nông thôn.

Các chuyên gia cũng xem xét nồng độ của những chất độc hại đối với người già và những người mắc bệnh ở đường hô hấp. Chúng bao gồm hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và các hạt rắn có kích thước đủ nhỏ để xâm nhập vào phổi. Họ nhận thấy nồng độ các hạt cứng trong bếp của hai căn hộ cao hơn mức an toàn mà chính phủ Anh quy định đối với chất lượng không khí ngoài trời.

Theo giáo sư Vida Shafiri, trưởng nhóm nghiên cứu, khi đề cập tới chất lượng không khí, phần lớn dư luận chỉ nghĩ tới không khí ngoài trời. Do người hiện đại dành phần lớn thời gian trong ngày cho các hoạt động trong nhà, chúng ta nên hiểu rõ hơn về ô nhiễm không khí trong nhà.

“Thời gian ở trong nhà của con người hiện nay chiếm tới 90% tổng thời gian trong ngày. Chúng ta thực hiện mọi biện pháp để khiến cho ngôi nhà trở nên ấm áp, an toàn và tiện nghi hơn, song chúng ta hiếm khi nghĩ tới những khí độc hại trong nhà. Khi chúng ta đóng kín các cửa để bật máy điều hòa nhiệt độ hoặc lò sưởi, mức độ ô nhiễm không khí trong nhà tăng lên. Tình trạng đó tác động xấu tới sức khỏe của chúng ta”, bà Sharifi phát biểu.

(Nguồn: vnexpress )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Thực đơn giảm cân khoa học trong 7 ngày với nước chanh (11/1/2016)
Câu chuyện về CRISPR: Từ vi khuẩn đến phát kiến vĩ đại của thế kỷ 21 (16/12/2015)
Tìm thấy mộ ’người đẹp mộng mơ’ 2.000 năm chứa đầy châu báu (12/6/2015)
Bí mật về những cuộc tình sóng gió của Albert Einstein (12/6/2014)
5 câu hỏi không có lời giải đáp về cơ thể con người (8/4/2014)
Những điều chưa biết về Einstein (24/3/2014)
Thiết bị định vị khẩn cấp của máy bay (17/3/2014)
Những nhà khoa học nữ bị lãng quên (14/3/2014)
Nga sẽ giao công nghệ hạt nhân hiện đại nhất cho Việt Nam (31/12/2013)
Stephen Hawking - Tiểu sử và các cột mốc quan trọng trong cuộc đời ông (22/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Vĩnh biệt người phụ nữ đầu tiên đoạt giải Nobel Kinh tế (18/6/2012)
Newton lập công cho kinh tế Anh (16/6/2012)
Chính thức bác bỏ hạt nhanh hơn ánh sáng (12/6/2012)
Bầy cánh cụt trên đảo hoang không băng tuyết (8/6/2012)
Xây dựng bảo tàng dưới nước ở châu Phi (8/6/2012)
Thời thơ ấu của những thiên tài vĩ đại (7/6/2012)
Cha đẻ của chiếc điều khiển tivi từ xa qua đời (5/6/2012)
Đua nhau thiết lập căn cứ trên mặt trăng để làm gì? (22/5/2012)
Giải mã nỗi sợ hãi ’thứ sáu, ngày 13’ (27/4/2012)
“Khám sức khỏe” cho cầu (27/4/2012)
Một số giải thích khoa học về hiện tượng ngoại cảm (27/4/2012)
Công ty khai thác hành tinh có vi phạm luật vũ trụ? (26/4/2012)
Vì sao họa sĩ nổi tiếng người Mexico không thể sinh con? (26/4/2012)
Đánh giá nghiên cứu khoa học như thế nào? (26/4/2012)
Ứng dụng tế bào gốc vào trị bệnh, còn vướng y đức (14/4/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Xây dựng bảo tàng dưới nước ở châu Phi
Bí mật về những cuộc tình sóng gió của Albert Einstein
5 câu hỏi không có lời giải đáp về cơ thể con người
Những điều chưa biết về Einstein
Thực đơn giảm cân khoa học trong 7 ngày với nước chanh
Tìm thấy mộ 'người đẹp mộng mơ' 2.000 năm chứa đầy châu báu
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt