banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Câu chuyện khoa học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Công ty khai thác hành tinh có vi phạm luật vũ trụ?
(phatminh.com) Vấn đề ai được quyền sở hữu, khai thác hành tinh ngoài vũ trụ vừa nóng lên sau khi một số tỷ phú nổi tiếng thành lập công ty Planetary Resources (Các tài nguyên trên hành tinh) với kế hoạch đưa phi thuyền robot đi khai thác kim loại quý từ một hành tinh để mang về trái đất.

>>Khai thác mỏ từ tiểu hành tinh

Công ty gây chú ý lớn vì các nhà sáng lập và cung cấp tài chính đều là những người nổi tiếng, trong đó có đạo diễn phim/nhà thám hiểm James Cameron, người đồng sáng lập Google Larry Page và cựu chuyên gia của Microsoft gồm Eric Schmidt, Ross Perot Jr. và Charles Simonyi. Các nhà sáng lập nói rằng họ sẽ thực hiện những dự án mạo hiểm nhằm kết hợp “thám hiểm không gian và khai thác tài nguyên” để tạo thêm hàng nghìn tỷ USD vào GDP toàn cầu.
 
Nhưng hàng nghìn tỷ USD này sẽ thuộc về ai – về công ty, hay mọi người? Một công ty tư nhân có quyền khai thác một hành tinh, hay các thiên thể khác trong vũ trụ như mặt trăng, hành tinh và thiên thạch là sở hữu chung của mọi người trên trái đất?

“Luật về vấn đề này chưa rõ ràng,” Henry Hertzfeld, giáo sư chính sách vũ trụ và quan hệ quốc tế ở ĐH George Washington, nói. “Có rất nhiều ý kiến và quan điểm về vấn đề này, và không ai hoàn toàn đúng vì vấn đề này rất phức tạp”. 



Không quốc gia nào có quyền sỡ hữu, chiếm đóng các thiên thể ngoài vũ trụ.
(Ảnh minh họa)

Trước đây, sự mơ hồ về luật pháp chưa gây ra vấn đề gì, vì chưa có công ty nào từng đưa ra kế hoạch nghiêm túc để khác mỏ trên hành tinh và rót tiền để thực hiện.

Đến nay, Hiệp ước không gian (OST) là văn bản luật rõ ràng về vấn đề này. Đây là thỏa thuận được thông qua năm 1967 bởi các quốc gia khai thác không gian, trong đó nói rằng không quốc gia nào có quyền tuyên bố chủ quyền trên không gian, mặt trăng hay thiên thể nào. Hiệp ước được đặt ra để bảo đảm quyền lợi cho các nước kém phát triển, chưa có khả năng chạy đua khai thác không gian. Tuy nhiên, vấn đề khai thác tài nguyên trên vũ trụ không được đề cập rõ ràng trong Hiệp ước này, và cũng có nhiều cách lý giải các từ ngữ trong văn bản.

Art Dula, giáo sư luật không gian ở ĐH Houston (Mỹ), cho rằng các công ty tư nhân hoàn toàn có quyền khai mỏ trên một thiên thạch. “Hiệp ước không gian năm 1967 cho phép các thực thể phi chính phủ “sử dụng” không gian. Không có điều nào trong Hiệp ước cấm các doanh nghiệp làm như vậy,” GS. Dula nói. 

Theo GS. Dula, Hiệp ước và một nghị quyết của Liên Hợp quốc nói rằng bản thân các chính phủ có trách nhiệm quản lý việc sử dụng không gian của người dân và các công ty nằm trên lãnh thổ của họ.
Do đó, vì các tỷ phú lập nên Công ty Planetary Resources là người Mỹ và thành lập công ty ở Mỹ, nên chính phủ Mỹ có trách nhiệm xét duyệt dự án của họ, và Hiến pháp Mỹ cũng bảo đảm họ được làm như vậy. Bản Hiến pháp sử đổi lần thứ 10 nói rằng quyền khai thác hành tinh thuộc về mọi người. “Tôi rất vui mừng nói rằng hiện nay người Mỹ và các công ty mà họ lập nên được tự do tiến hành các hoạt động khai mỏ ngoài vũ trụ vì mục đích thương mai, vì hoạt động này không bị cấm bởi luật pháp liên bang và nhiều bang,” Dula nói.

Nhưng không phải ai cũng đồng ý với quan điểm này. Frank Lyall, giáo sư luật cộng đồng ở ĐH Aberdeen (Scotland) và là giám đốc Viện luật vũ trụ quốc tế, và Paul Larsen, chuyên gia luật không gian ở Trường luật Georgetown, đều cho rằng OST có thể hiểu là không ai – kể cả chính phủ, và cá nhân – có quyền tuyên bố quyền sở hữu đối với một hành tinh hay các kim loại quý trên đó.

Luận điểm này được chứng minh bởi một trường hợp được đưa ra tòa năm 2001. Năm 2000, Gregory Nemitz đăng ký chủ quyền với hành tinh Eros. Sau đó, khi NASA phóng một vệ tinh để khám phá hành tinh này, Nemitz đã gửi một bức thư cho NASA nói rằng họ phải trả phí đỗ vệ tinh trên hành tinh mà ông ta sở hữu. NASA phủ nhận và Bộ Ngoại giao Mỹ cũng bác bỏ. Theo Larsen, “lý do là trong điều II của Hiệp định không gian 1967 quy định không gian không dành riêng cho quốc gia nào, nên không ai được tuyên bố chủ quyền, chiếm đóng hay dành làm của riêng bằng bất kỳ phương tiện nào”.

Vì luật quốc tế về vấn đề này vẫn còn hiệu lực, nên “một hành tinh trong vũ trụ không thể được khai thác vì mục đích chiếm đoạt. Một quốc gia cũng không đủ tư cách cho phép khai thác, sở hữu hành tinh,” Lyall nói.

Với nhiều cách hiểu đối lập nhau về một văn bản luật quốc tế thì cần một văn bản luật quốc tế khác trực tiếp quy định vấn đề khai thác mỏ trong vũ trụ - đặc biệt nếu/khi công ty Planetary Resources trở thành hiện thực.

Hertzfeld nói rằng còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết. “Ví dụ, họ sẽ thực hiện bằng cách nào? Họ cần bảo hiểm như thế nào? Họ có được phép để lại rác thải trên hành tinh hay không?...”

Tuy nhiên, theo Hertzfeld, khái niệm lý tưởng nhất là không gian thuộc quyền sở hữu chung của con người. Và nếu các tài nguyên không gian thuộc về mọi người thì không ai được quyền khai thác cho riêng họ.

Dù quan điểm của các chuyên gia vẫn khác nhau, họ đều đồng ý một điều, rằng cuộc tranh luận về sở hữu không gian sẽ nóng lên trong tương lai gần.

(Nguồn: Đất Việt Online )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Thực đơn giảm cân khoa học trong 7 ngày với nước chanh (11/1/2016)
Câu chuyện về CRISPR: Từ vi khuẩn đến phát kiến vĩ đại của thế kỷ 21 (16/12/2015)
Tìm thấy mộ ’người đẹp mộng mơ’ 2.000 năm chứa đầy châu báu (12/6/2015)
Bí mật về những cuộc tình sóng gió của Albert Einstein (12/6/2014)
5 câu hỏi không có lời giải đáp về cơ thể con người (8/4/2014)
Những điều chưa biết về Einstein (24/3/2014)
Thiết bị định vị khẩn cấp của máy bay (17/3/2014)
Những nhà khoa học nữ bị lãng quên (14/3/2014)
Nga sẽ giao công nghệ hạt nhân hiện đại nhất cho Việt Nam (31/12/2013)
Stephen Hawking - Tiểu sử và các cột mốc quan trọng trong cuộc đời ông (22/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Vì sao họa sĩ nổi tiếng người Mexico không thể sinh con? (26/4/2012)
Đánh giá nghiên cứu khoa học như thế nào? (26/4/2012)
Ứng dụng tế bào gốc vào trị bệnh, còn vướng y đức (14/4/2012)
Thành tựu vĩ đại của du hành vũ trụ Liên Xô - Nga (13/4/2012)
Long diên hương thực vật (12/4/2012)
Khoa học đáy biển đã giúp phát hiện xác tàu Titanic (12/4/2012)
Sắp hợp nhất lịch âm và lịch dương? (4/4/2012)
Tiết lộ động trời về Hitler (22/2/2012)
”Nhốt” khí phóng xạ (31/1/2012)
’Không được phép cho methanol vào xăng’ (18/1/2012)
Những kỳ tích về y học năm 2011 (9/1/2012)
Một vài sai lầm của khoa học (9/1/2012)
Bí ẩn lớn nhất của nhà khoa học Stephen Hawking (7/1/2012)
Trái đất đón năm mới trong Bão mặt trời (30/12/2011)
Khám phá khảo cổ học ”động trời” năm 2011 (27/12/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Xây dựng bảo tàng dưới nước ở châu Phi
Bí mật về những cuộc tình sóng gió của Albert Einstein
5 câu hỏi không có lời giải đáp về cơ thể con người
Những điều chưa biết về Einstein
Thực đơn giảm cân khoa học trong 7 ngày với nước chanh
Tìm thấy mộ 'người đẹp mộng mơ' 2.000 năm chứa đầy châu báu
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt