Những điều này chỉ đẩy bạn đến với những căng thẳng, đến đỉnh điểm của sự chán nản, mắc phải những căn bệnh liên quan “stress”, mối quan hệ bị ảnh hưởng... Và trong khi bạn phải đối mặt với những thói quen gây hại ấy nhưng công ty thì chỉ ngỡ đó là áp lực công việc bình thường. Theo một nghiên cứu về sức khỏe tinh thần của Tổ chức Mind ở Anh Quốc cho biết, hơn 60% những người tham gia cảm thấy rằng cấp trên của họ không giúp ích được gì. Đáng buồn thay, sếp trực tiếp không biết cách quản lý nhân viên hợp lý. Họ không thay đổi nhưng bạn thì phải thế! Thời gian không chờ đợi một ai. Sau đây là 9 cách giúp bạn giã từ với “Stress”: 1. Bạn nhất định phải chọn lựa! Công việc vẫn vậy, nó không bao giờ tự giảm đi. Và dù bạn có mong đợi một cơn sóng thần cuốn sạch tất cả nhưng sếp vẫn không thay đổi, không cảm thông đâu. Đó là lý do bạn phải tự lựa chọn. Hãy chọn lựa những gì cần thiết và ưu tiên trước. Hãy thử tưởng tượng nếu công việc và những thứ "dây mơ rễ má" không-đáng-có, bạn sẽ bị áp lực dìm chết. Chỉ có bản thân bạn mới có thể cứu sống được chính mình.
2. Học cách sắp xếp thứ tự ưu tiên Bạn đang phải đảm nhận quá nhiều thứ và không thể hoàn thành dự án như hạn định. Đã tới lúc lên danh sách và đặt ra thứ tự các việc ưu tiên rồi! Khởi đầu ngày mới, hãy lập ra một danh sách mọi thứ cần làm, thậm chí cả những việc lặt vặt.Sau đó, quyết định cái nào khẩn cấp nhất rồi tiếp tục những thứ nhỏ nhặt khác. Chỉ đọc email trong khoảng thời gian quy định. Tránh làm nhiều thứ cùng lúc và chạy cuống theo công việc. 3. Hãy học cách nói “Không” Bạn đang bị 3,4 công việc dí ngập đầu, sếp lại yêu cầu bạn làm một việc khác. Vì cả nể, và cũng vì lo sợ đồng nghiệp khác đảm nhận nó, bạn đã gật đầu nhận lời.Nhưng cuối cùng chính bạn phải là người chịu áp lực. Bạn có nguy cơ bị sa thải mỗi khi mắc phải sai lầm hoặc trễ hạn định. Sau đây là vài bí kíp giúp bạn nói “Không” một cách quyết đoán nhưng thân thiện: - Hãy cho sếp biết bạn đang phải hoàn thành một dự án khác cấp bách hơn và rất tốn thời gian - Đưa ra khung thời gian khác để hoàn thành công việc mới được giao - Tuyệt đối đừng nói “không” một cách quá thô lỗ - Không cảm thấy mặc cảm tội lỗi nếu đã từ chối - Đưa ra những thứ bạn cần được hỗ trợ để hoàn thành công việc cấp bách - Nếu hồi hộp không dám từ chối, hãy nói bạn cần thêm thời gian suy nghĩ trước khi nhận lời. Sau đó, trả lời qua email, và áp dụng một trong những lý do nêu trên.
4. Đặt ra giới hạn Hãy đảm bảo bạn có thời gian nghỉ giải lao và ăn uống đầy đủ. Nghĩ xem, làm việc kéo dài thực sự giúp ích cho bạn không? - Hiệu suất làm việc giảm dần - Càng mệt càng dễ mắc sai lầm - Khiến sự nghiệp của bạn bị rủi ro - Không quản lý thời gian hiệu quả - Tâm trạng càng lúc càng chán chường và ảnh hưởng xấu đến quan hệ với đồng nghiệp 5. Hãy biết cách nói ra những khó khăn của mình Tìm một người bạn, đối tác hoặc đồng nghiệp đáng tin cậy vàcố gắng xem xét việc gì đang diễn ra với bạn.Có cách nào giúp bạn cải thiện quy trình làm việc không? Và nếu như may mắn, bạn có một người sếp thân thiện và dễ gần, hãy tận dụng lợi thế mà lấy hết can đảm và chia sẻ một vài khó khăn với sếp mình. Chắc chắn, bạn sẽ được nghe một số lời khuyên hợp lí và hợp ý sếp nhất rồi đấy.
6. Đừng thờ ơ với việc tập thể dục Hạ quyết tâm ngừng làm việc một vài giờ trong trong tuần để cơ thể thoải mái.Đi ra ngoài tập gym, đi dạo, tập yoga,… tập thể dục sẽ làm giải phóng endorphins và lập tức giúp bạn lấy lại tinh thần. Hãy ghi nhớ rằng khi mệt, đói hoặc đang không vui, hiệu suất làm việc cũng sẽ bị tác động tiêu cực.Tốt nhất nên làm ít mà chất lượng. 7. Từng bước giải quyết những nỗi lo Một nghiên cứu gần đây cho biết việc cố gắng giữ bình tĩnh hóa ra không phải là cách hay nhất để xua tan những nỗi lo của bạn. Nếu nhận ra nó và chấp nhận một cách hào hứng, bạn sẽ lên tinh thần và kỳ tích sẽ xuất hiện. Nghiên cứu khác do Trường Harvard tiến hành đã đưa ra kết luận: Tuy có lo lắng nhưng nếu biết kết hợp nó với sự hứng thú , bạn sẽ kiểm soát được cảm xúc của mình. Bạn có thể làm thử và chờ xem hiệu ứng tuyệt vời của nó. Nhiều người vẫn đạt được kết quả như ý nhờ áp dụng các phương pháp của Bach hoặc dùng thực phẩm chức năng.
8. Xách ba lô lên và đi Theo ước tính từ Hội đồng Châu Âu, hơn 60% thời lượng nghỉ phép của nhân viên là dùng để phục hồi sau những căn bệnh do “stress” gây ra. Người Anh có số giờ làm việc nhiều nhất Châu Âu và họ còn đạt con số lỷ lục 40 ngày lạm dụng mỗi năm để làm việc ngoài giờ không lương. Đừng nghĩ đây chỉ là câu nói đùa vu vơ! Hãy nhìn lên bảng thống kê mà xem, bạn đã tự vùi mình trong công việc bao lâu rồi. Nếu quan tâm đến tình trạng căng thẳng của mình, bạn nên nhanh chóng xin nghỉ phép hoặc sử dụng quỹ thời gian một cách khôn ngoan hơn.
9. Bắt tay vào những thay đổi nhỏ Không tự nhiên mà khối lượng công việc của bạn giảm xuống, thậm chí khi bạn "dọa" sẽ xin thôi việc, sếp vẫn sẽ không thay đổi. Cách hay nhất là bắt đầu thay đổi từ những việc nhỏ, ví dụ như quản lý thời gian hiệu quả hơn hay học cách nói “Không” đối với những thứ “từ trên trời rơi xuống”. Bạn đang đứng trên bờ vực rồi, thức tỉnh ngay thôi. Không ai giúp được bạn cả đâu! |