banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Sáng chế > Sáng chế Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Xe tự sạc
(phatminh.com) Trong tương lai, bạn có thể thoải mái lái chiếc ô tô chạy điện mà không cần lo nghĩ chuyện sạc pin cho nó.

Công nghệ sạc pin cho xe chạy điện đang chuyển dần từ thiết lập sạc nhanh, đến pin thay thế rồi trạm sạc không dây. Nhưng các kỹ sư Đại học Stanford (Mỹ) đã đưa ra ý tưởng tiện lợi hơn cả: chỉ cần chạy xe để sạc pin.

Công nghệ cộng hưởng từ sẽ giúp xóa nỗi lo “hết pin” của người lái xe chạy điện
Công nghệ cộng hưởng từ sẽ giúp xóa nỗi lo “hết pin” của người lái xe chạy điện

Theo một báo cáo đăng trên chuyên san Applied Physics Letters của Viện Vật lý Mỹ, nhóm chuyên gia do ông Shanhui Fan chủ trì đang nghiên cứu công nghệ này. Họ gắn các cuộn thép cách nhau vài mét dọc đường cao tốc và trang bị cho chiếc xe điện một cuộn dây riêng. Khi xe đi qua đường cao tốc, các cuộn dây được gắn dọc đường sẽ sạc pin cho xe.

Nghe có vẻ khó tin nhưng trên thực tế, hiện tượng được gọi là “tương tác cộng hưởng từ” đã được chứng minh. Nó hoạt động giống như một thông điệp bí mật: Khi được chỉnh lại để cộng hưởng tại cùng một tần số, một cuộn dây nối với dòng điện có thể truyền tần số đó đến cuộn khác thông qua một từ trường đặc biệt.

Cách đây 5 năm, một nhóm chuyên gia của Viện Nghiên cứu Massachusetts (MIT) đã thắp sáng một bóng điện 60W sử dụng cộng hưởng từ. Một sáng kiến khác từ viện này có tên WiTricity đã giúp tạo ra một tấm thảm năng lượng có thể sạc không dây cho các thiết bị. Các nhà vật lý của MIT cũng đã phát hiện ra phương pháp truyền điện hiệu quả này an toàn với người và động vật.

Shanhui Fan và các cộng sự đã sử dụng mô hình máy tính để tạo ra một hệ thống cuộn dây có thể truyền 10 kW tới một chiếc xe điện. Họ nhận thấy nếu cuộn dây uốn cong 90 độ, mỗi cuộn có một đĩa kim loại đặt cách nhau khoảng 2m có thể làm nên điều kỳ diệu. Các kỹ sư điện dự định thử nghiệm hệ thống trên bằng cách sử dụng những mô phỏng trên máy tính trong phòng thí nghiệm, sau đó tạo nguyên mẫu để chắc chắn hệ thống có thể vận hành hiệu quả.

Thông báo hết pin là nỗi ám ảnh với xe điện nhưng với công nghệ cộng hưởng từ, đã đến lúc bạn có thể gạt bỏ nỗi lo đó.

(Nguồn: Discovery/TNO )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
57 nhà sáng chế 'chân đất' bán công nghệ tại Techmart quốc tế (16/12/2015)
25 Sáng chế hay nhất do Tạp chí Time đánh giá (16/12/2015)
8 ứng dụng khoa học không tưởng từ những thứ đơn giản (17/7/2015)
Xe máy chạy bằng năng lượng gió (16/7/2015)
Tay lái thông minh phát hiện lái xe buồn ngủ (14/7/2015)
Những sáng chế hữu dụng cho người nghèo (8/4/2014)
Chế tạo đèn LED siêu mỏng, dày hơn nguyên tử 3 lần (1/4/2014)
Cảm biến cảnh báo hạn dùng thực phẩm theo màu sắc (20/3/2014)
Sáng chế loài cây mọc ra dầu cá Omega-3 (19/3/2014)
Học sinh 12 tuổi chế tạo máy in chữ nổi từ Lego (18/3/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Lọc sạch nước bằng hạt cây chùm ngây (1/2/2012)
Áo giáp làm từ tơ nhện (30/1/2012)
Sạc điện thoại bằng…nước (16/1/2012)
Sáng chế dao chẻ, máy lột nan nứa đan phên (13/1/2012)
Đệm lưng thông minh (5/1/2012)
Quân đội Ấn Độ phát minh toilet để dùng trên núi (4/1/2012)
Vải jean tự làm sạch (22/12/2011)
Sản xuất lốp xe từ đường (21/12/2011)
Giặt quần áo bằng cách phơi nắng (17/12/2011)
Kỳ lạ máy nhìn ”xuyên tường”  (14/12/2011)
Máy phong điện tự chế cho người vùng sâu (12/12/2011)
Sáng kiến giúp giảm thất thoát mủ cao su (10/12/2011)
Máy rửa bát dùng năng lượng mặt trời (7/12/2011)
Khám phá thuyền du lịch ’xanh’ (5/12/2011)
Hệ thống tự động báo cháy (3/12/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Xe máy chạy bằng năng lượng gió
57 nhà sáng chế ‘chân đất’ bán công nghệ tại Techmart quốc tế
25 Sáng chế hay nhất do Tạp chí Time đánh giá
8 ứng dụng khoa học không tưởng từ những thứ đơn giản
Tay lái thông minh phát hiện lái xe buồn ngủ
Chế tạo đèn LED siêu mỏng, dày hơn nguyên tử 3 lần
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt