banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Sáng chế > Sáng chế Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Hệ thống tự động báo cháy
(phatminh.com) Tận dụng một số cảm biến nhiệt đã qua sử dụng, Nguyễn Đức Nhân, giảng viên Khoa điện – Trường Trung cấp Kỹ thuật - Công Nông nghiệp Tỉnh Quảng Bình đã nghiên cứu, chế tạo thành công hệ thống báo cháy và chữa cháy cục bộ, có thể áp dụng tại nhiều công trình nhỏ, vừa và lớn.

Mô hình hệ thống tự động báo cháy và chữa cháy cục bộ của Nguyễn Đức Nhân
Mô hình hệ thống tự động báo cháy và chữa cháy cục bộ của Nguyễn Đức Nhân

Trước tình hình các phương pháp báo cháy, chữa cháy thường phức tạp: khó phát hiện sớm vị trí đám cháy, khó kiểm soát cháy, Nguyễn Đức Nhân (1981) đã bỏ gần một năm (từ 11/2010 đến 8/2011) nghiên cứu và chế tạo thành công hệ thống báo cháy và chữa cháy cục bộ đơn giản, giá thành rẻ, mang lại lợi ích cao.

Hệ thống tự động báo cháy và chữa cháy cục bộ, được thiết kế đơn giản, gồm một số cảm biến nhiệt ở máy lạnh, điều hòa… đã qua sử dụng, còi báo động, hệ thống phát tín hiệu, hệ thống chữa cháy, bơm, van nước. Cái mới ở đây là khắc phục được một số nhược điểm trong phòng cháy chữa cháy, đó là: Giúp người trực phát hiện nhanh, chính xác vị trí đám cháy bằng còi hú, đèn tín hiệu… đồng thời, kích hoạt hệ thống tự động chữa cháy sớm để giảm thiệt hại do cháy gây ra.

Hệ thống báo cháy hoạt động theo nguyên tắc, khi xuất hiện khói bốc lên, đầu cảm biến cảm nhận được khói sẽ phát tín hiệu về trung tâm bằng đèn và còi hú, báo hiệu người xung quanh sẵn sàng đối phó với đám cháy. Hệ thống chữa cháy cục bộ bằng nước, cát, sẽ tự động kích hoạt khi nhiệt độ trong khu vực cháy vượt trên 50 độ C (quá mức cho phép), tự động cắt nguồn điện tại nơi xảy ra cháy để tránh chập điện. Tại những vùng không có cháy và nếu xảy ra cháy lan thì bộ cảm biến sẽ tiếp tục hoạt động và chữa cháy khi cần thiết.

Hệ thống tự động báo cháy và chữa cháy cục bộ đã lọt vào tốp 68 đề tài “Sáng tạo trẻ toàn quốc” năm 2011, được biểu dương tại liên hoan “Tuổi trẻ sáng tạo, bảo vệ mội trường” toàn quốc được tổ chức tại Huế vào trung tuần tháng 10 vừa qua.

(Nguồn: Đất Việt )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
57 nhà sáng chế 'chân đất' bán công nghệ tại Techmart quốc tế (16/12/2015)
25 Sáng chế hay nhất do Tạp chí Time đánh giá (16/12/2015)
8 ứng dụng khoa học không tưởng từ những thứ đơn giản (17/7/2015)
Xe máy chạy bằng năng lượng gió (16/7/2015)
Tay lái thông minh phát hiện lái xe buồn ngủ (14/7/2015)
Những sáng chế hữu dụng cho người nghèo (8/4/2014)
Chế tạo đèn LED siêu mỏng, dày hơn nguyên tử 3 lần (1/4/2014)
Cảm biến cảnh báo hạn dùng thực phẩm theo màu sắc (20/3/2014)
Sáng chế loài cây mọc ra dầu cá Omega-3 (19/3/2014)
Học sinh 12 tuổi chế tạo máy in chữ nổi từ Lego (18/3/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Phát minh vật liệu siêu trượt (2/12/2011)
Loại nhựa mới có khả năng tái tạo như con người (30/11/2011)
Kì lạ máy bay hình đám mây  (30/11/2011)
Vẽ tranh trong không khí (30/11/2011)
Tạo ánh sáng từ chân không (28/11/2011)
Nhà vệ sinh tự thiêu hủy mầm bệnh (28/11/2011)
Tạo nước sạch từ vòi nước siêu âm (16/11/2011)
Chống đạn bằng bìa kẹp tài liệu (15/11/2011)
Ô tô điện 1 phân tử (15/11/2011)
Phát hiện sử dụng ma tuý qua mồ hôi (15/11/2011)
Đèn ngủ bay lơ lửng trong không trung (15/11/2011)
Phản ứng hóa học nhằm tạo ra vật liệu linh hoạt hơn (15/11/2011)
Robot tắc kè (8/11/2011)
Siêu cảm biến phát hiện ô nhiễm môi trường (8/11/2011)
Biến mắt nâu thành mắt xanh trong 20 giây (7/11/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Xe máy chạy bằng năng lượng gió
57 nhà sáng chế ‘chân đất’ bán công nghệ tại Techmart quốc tế
25 Sáng chế hay nhất do Tạp chí Time đánh giá
8 ứng dụng khoa học không tưởng từ những thứ đơn giản
Tay lái thông minh phát hiện lái xe buồn ngủ
Chế tạo đèn LED siêu mỏng, dày hơn nguyên tử 3 lần
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt