banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Sáng chế > Sáng chế của bạn Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
27 tuổi với hàng chục sáng chế đang chờ cấp bằng
(phatminh.com) Mới 27 tuổi nhưng chàng thanh niên Kiều Thanh Ngân (Mê Linh, Hà Nội) đã có trong tay hàng chục đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích đang chờ cục SHTT cấp bằng.
Là con út trong một gia đình có 5 anh chị em ở một làng quê nghèo ngoại thành Hà Nội, thuộc xã Liên Mạc, huyện Mê Linh. Lúc nhỏ Ngân cũng bình thường như bao đứa trẻ khác nhưng năm lên 5 tuổi, Ngân bị một vết thương ở chân và mang di chứng suốt đời. Thế nhưng, ngay từ nhỏ, cậu bé Ngân đã rất ham mê sáng tạo. Bố mẹ mua cho thứ đồ chơi gì như ôtô, máy kéo cậu đều tháo tung ra tìm hiểu rồi lắp ráp lại.

Sáng tạo, nhưng không viển vông   

Chẳng ai nghĩ, sự hiếu động trẻ con đó lại là tiền đề cho những sáng tạo sau này của anh. Chiếc máy đầu tiên anh làm vào năm 2005, lúc vừa tốt nghiệp Khoa điện tử trường Trung học công nghiêp III (Phúc Yên, Vĩnh Phúc) là máy đóng gói kẹo lạc. Quê anh có nghề làm kẹo lạc truyền thống từ lâu đời. Các bà, các cô trong thôn đóng gói kẹo lạc đều phải làm bằng thủ công rất mất thời gian mà năng suất chẳng được bao nhiêu. Khi đó, đã có máy đóng gói của Trung Quốc nhưng quá đắt, phải 120 triệu đồng mới mua được. Thấy vậy, Ngân đã quyết định phải cải tiến chiếc máy đó, biến thành máy riêng của mình phục vụ bà con. Cặm cụi một năm trời, chiếc máy đã được chàng thanh niên 21 tuổi làm ra với chi phí chỉ khoảng 3 triệu đồng nhưng đã giải phóng sức lao động bằng tay cho bà con mà năng suất tăng gấp 5 gấp 10 lần. Cũng năm đó, lần đầu tiên tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật, anh mạnh dạn mang máy đóng gói kẹo lạc dự thi và đạt liền 2 giải. Một giải ba sáng tạo và một giải triển vọng dành cho thí sinh trẻ tuổi nhất.


Kiều Thanh Ngân rất say mê nghiên cứu sáng tạo.


Sau đó, Ngân mày mò và làm thành công bản mạch cho nồi cơm điện. Sáng tạo này của Ngân bắt nguồn khi anh nhận thấy các bà nội trợ, khi nấu cơm thường rất hay quên không nhấn nút xuống để nấu nên cơm không thể chín được, khi nhớ ra thì gạo trong nồi ngấm nước đã trương nở không thể nấu ăn được nữa mà phải bỏ đi. Bản mạch này của Ngân chỉ nhỏ bằng bao diêm được đặt dưới nồi cơm, nếu bà nội trợ nào có quên không nhấn nút thì nó sẽ phát ra tín hiệu là một hồi “bíp bíp” hay một bản nhạc để “nhắc nhở”. “Nghe thì rất đơn giản nhưng việc xử lý nó là cả một vấn đề. “Ngoài chức năng báo động cho những người nấu cơm quên bật nút còn phải khắc phục những hiện tượng như mất điện hay điện yếu cũng phải cảnh báo cho họ”, Ngân chia sẻ.

“Sáng chế” hệ thống bảo vệ đường dây điện dân dụng khi gặp sự cố năm 2010 của Ngân thì lại xuất phát khi anh chứng kiến lúc trời mưa bão, cột điện có thể đổ bất cứ lúc nào. Ngân bảo, nếu dây đứt xuống sẽ gây nguy hiểm cho người qua lại trên đường và đã có không ít trường hợp người bị điện giật do dây điện đứt. Thiết bị bảo vệ do Ngân sáng tạo được lắp ở cuối nguồn điện, chỉ cần một sợi dây điện bị đứt, thậm chí dây chưa kịp rơi xuống đất đã tự động báo cho atomat nguồn ngắt điện, đảm bảo an toàn cho lưới điện.

Không nguội đam mê

Ông Bùi Đức Thọ, trưởng phòng Sở hữu trí tuệ, Sở KH-CN tỉnh Vĩnh Phúc, người đã có nhiều năm làm việc, gắn bó với Ngân cho biết, những nghiên cứu của Ngân thực ra không phải là quá cao siêu nhưng lại rất thiết thực với nhu cầu thực tế của người dân. “Tôi rất cảm phục trước nghị lực phi thường của cậu ấy, một người khiếm khuyết về thể chất nhưng lại rất ham học hỏi,sáng tạo”, ông Thọ nhận định.

Hiện nay, vì cuộc sống khó khăn, Ngân không còn chuyên tâm sáng tạo mà phải làm rất nhiều công việc khác nhau mưu sinh như chạy chợ, buôn bán, làm xưởng may. Tuy nhiên, niềm đam mê tìm hiểu trong anh vẫn không ngừng nghỉ.

“Tôi chỉ mong muốn làm ra được cái gì phục vụ lợi ích thiết thực cho làng quê nhỏ  này vàcó thể áp dụng được ngay...”, Ngân nói.
(Nguồn: Báo Đất Việt )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Bể nuôi giúp cá cảnh tự ”bơi dạo” trong phòng (17/3/2014)
Máy giúp biến nước thành rượu vang trong 3 ngày (14/3/2014)
Xe tự chế lạ mắt ở Nghệ An (17/4/2013)
Máy bay “Hai lúa” xuất ngoại (26/3/2013)
Người nông dân sáng chế ra máy bừa mini (22/3/2013)
Người biến phân heo thành... điện (8/11/2012)
Máy nhổ lạc và hạt tiêu của nông dân học hết lớp 7 (6/11/2012)
Công nghệ giảm phí, tổn thất sau thu hoạch hải sản (24/10/2012)
Cày đa năng ra đời trong lò rèn rách nát (18/10/2012)
Nông dân sành cơ khí, mê sáng tạo (18/10/2012)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Ghê sợ những vũ khí giết người ”bước” ra từ phim viễn tưởng (11/4/2012)
Nông dân chế tạo lò sấy lúa bằng điện (9/4/2012)
Ứng dụng smartphone hỗ trợ nông dân không biết chữ (5/4/2012)
Hệ thống rung giúp cảnh báo tai nạn giao thông (4/4/2012)
Máy phát điện gió của chàng tài xế (4/4/2012)
Hiệu quả lớn từ một “sáng chế nhỏ” của nông dân (4/4/2012)
Sáng chế đèn lặn từ vỏ chai (4/4/2012)
Ngắm xe đạp điện siêu nhanh và siêu đẹp (30/3/2012)
Máy đánh giá, thăm dò ý kiến (30/3/2012)
Trực thăng ”made by Bùi Hiển” cất cánh (29/3/2012)
Hải Dương mở rộng diện tích giống lúa kháng rầy (17/3/2012)
Chuyển ngôn ngữ ký hiệu thành văn bản (15/3/2012)
Hiệu quả lớn từ một “sáng chế nhỏ” của nông dân (14/3/2012)
Sản xuất nước sạch từ cây chùm ngây (10/3/2012)
Sử dụng máy đo huyết áp đúng cách (7/3/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Người nông dân sáng chế ra máy bừa mini
Máy bay “Hai lúa” xuất ngoại
Bể nuôi giúp cá cảnh tự "bơi dạo" trong phòng
Máy giúp biến nước thành rượu vang trong 3 ngày
Chàng sinh viên trẻ và những sáng chế độc đáo
Sáng Chế Của ‘Nhà Khoa Học Nhí’
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt