banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Phát minh thế kỷ > Viễn thông-Công nghệ Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Mũ "thần kỳ" tăng cường trí thông minh
(www.phatminh.com) Những thí nghiệm về chiếc mũ sáng tạo có thể có thể khám phá được một nhà bác học ẩn náu trong mỗi chúng ta.

Mang trên đầu một thiết bị tạo ra những dòng điện cực nhỏ chạy qua não có thể giúp một số người giải nhanh chóng các câu đố toán học mà bình thường họ không thể nào làm được, các nhà khoa học Australia cho biết.

Giáo sư Allan Snyder và Tiến sĩ Richard Chi, thuộc Trung tâm nghiên cứu Trí tuệ thuộc Trường ĐH Sydney đã mô tả những thí nghiệm tiến hành trên 22 người tình nguyện để xem tác chiếc “mũ sáng tạo” do hai ông phát minh có tác dụng ra sao khi họ giải “bài toán 9 điểm”.

“Bài toán 9 điểm” là một câu đố quen thuộc: Dùng bút nối 9 điểm nằm trên một hình vuông bằng 4 đoạn thẳng mà không được nhấc bút lên khỏi mặt giấy. Nó đòi hỏi phải nghĩ “ngoài hình vuông”, các tác giả giải thích trên Tạp chí Neuroscience Letters.

Thoạt nhìn, thấy ngay được bài toán là khó giải. Ông Snyder cho rằng: “Nếu số người giải được chiếm 5% thì đã quá tốt. Hầu như tất cả các công trình đã công bố cho thấy không người nào giải được bài toán đố mẹo đơn giản này”.

Những người tình nguyện trong nghiên cứu của hai ông được chia một cách ngẫu nhiên thành 2 nhóm, tất cả đều đội trên đầu chiếc mũ sáng tạo (nhưng chưa bật điện) và phải giải bài toán này trong 9 phút, chia là 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 3 phút.

Nhà khoa học Allan Snyder
Nhà khoa học Allan Snyder

Ở một nhóm dòng điện được bật cho mũ trong 3 phút ở giai đoạn hai (nghĩa là đã tập trung suy nghĩ trong 3 phút đầu) và nhóm kia không bật để làm đối chứng. Tất nhiên chẳng ai biết mũ mình đội có bật điện hay không, và bật điện vào những lúc nào. Kết quả đúng như dự kiến, không người nào giải được bài toán trong 3 phút đầu. Đội mũ mà không bật điện cũng chẳng ai giải nổi, kể cả sau 9 phút.

Nhưng ở nhóm mũ được bật điện trong 3 phút ở giai đoạn 2 thì 5 trong số 11 người (tương ứng 45% ) đã giải thành công trong khi mũ đang bật điện hoặc ngay sau đó.

Nhà bác học trốn ở đâu?

Snyder đã bỏ ra nhiều năm nghiên cứu hiện tượng “nhà bác học ẩn náu” - tức là ở những người mà bộ não có những trục trặc hoặc bất bình thường lại thể hiện một số tài năng phi thường ví dụ nhìn phong cảnh một thành phố từ máy bay chỉ một lần những về nhà đã vẽ lại được từng chi tiết của thành phố ấy, hoặc nhớ được một số lượng khổng lồ những con số (số điện thoại, những ngày trong lịch sử thế giới) hoặc tính nhẩm với tốc độ nhanh khủng khiếp.

Ông tin rằng thí nghiệm với chiếc mũ sáng tạo có thể khám phá được “nhà bác học” ẩn náu bên trong tất cả chúng ta mà bình thường bị trấn áp.

"Mặc dù từ lâu chúng ta nhận thấy rằng những người có các chấn thương còn nằm lại trên đầu, đặc biệt ở thuỳ thái dương trái thì một thời gian sau, họ bộc lộ các khả năng thông thái như một nhà bác học”.

"Sự va đập mạnh vào thuỳ não trái phía trước bằng cách nào đó làm chức năng của não trái bị giảm đi và cho phép chúng ta nhận được những kiến thức vốn thuộc sự “quản lý” của não phải nhưng chẳng bao giờ bộc lộ", Snyder cho biết thêm.

Dòng điện siêu nhỏ

Thiết bị mà những người tình nguyện sử dụng (tất cả những người này đều thuận tay phải) chỉ được cấp dòng điện rất yếu, khoảng 1,5 miliampe, đi qua não trong 10 phút, phía não trái là điện âm và phía não phải là điện dương.

"Nguồn điện được sử dụng từ một chiếc ắc quy dùng cho đèn nháy có hiệu điện thế rất thấp”, ông cho hay. Vì thế ngay cả khi đội mũ và bật điện, hầu như không cảm thấy gì, nếu có, chỉ là một chút buồn buồn trên da đầu, song cũng khó nhận ra - theo lời những tình nguyện viên.

Ông Snyder nói thêm: "Không cần phải nói tới việc chúng tôi đã thận trọng như thế nào về độ an toàn của thử nghiệm. Tôi cũng không muốn những người tình nguyện sử dụng chiếc mũ này liên tục”.

“Tôi có nghĩ rằng chiếc mũ sáng tạo này sẽ là một công nghệ của tương lai hay không ư? Tôi nghĩ rằng đó hoàn toàn là một khả năng thực tế”, giáo sư Snyder nói.

(Nguồn: khoa hoc )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Samsung giới thiệu phát minh vĩ đại “thêm đồ khi đang giặt” (14/1/2016)
10 phát minh khoa học - công nghệ ấn tượng (19/12/2015)
Các phát minh khiến thế giới sửng sốt trong 10 năm tới (16/12/2015)
Những phát minh kỳ cục của người Nhật (16/12/2015)
8 phát minh kỳ quặc trên khắp thế giới (16/12/2015)
Những ”phát minh vũ khí” điên khùng nhất thế kỷ (16/12/2015)
Top 10 phát minh vĩ đại sẽ thay đổi hoàn toàn thế giới (Phần 1) (16/12/2015)
Chính thức phê duyệt tách MobiFone khỏi VNPT (3/4/2014)
Những phát minh hài hước thời xưa (31/3/2014)
6 thủ thuật Gmail ít người biết  (14/3/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Phát minh quần jean giúp làm sạch không khí (24/10/2012)
Điều khiển bóng đèn bằng điện thoại (8/10/2012)
Xe tăng bắn chất thải (10/9/2012)
Đèn có khả năng phát sáng nhờ nước mắt (6/9/2012)
Đột phá trong lĩnh vực quang học hình ảnh (5/9/2012)
Áo có khả năng tự điều hòa nhiệt độ cơ thể (6/7/2012)
Nhật phát minh thiết bị bán dẫn tiết kiệm điện năng (14/6/2012)
1.001 độc chiêu sáng chế xế (12/6/2012)
Phim lưu trữ bằng hơi đầu tiên trên thế giới (30/5/2012)
GraphExeter - Vật liệu truyền dẫn nhẹ nhất, trong suốt nhất và linh hoạt nhất (19/5/2012)
Sáng chế giúp điện thoại ngâm nước thoải mái vẫn khô ráo  (16/5/2012)
Phát minh mới giúp người nói chuyện được với robot (25/4/2012)
Top 10 phát minh đã thay đổi thế giới (phần 1) (23/4/2012)
Người sáng lập Firefox phát triển hệ điều hành web (20/4/2012)
Điện thoại tự lành vết xước sắp thành hiện thực (20/4/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Samsung giới thiệu phát minh vĩ đại “thêm đồ khi đang giặt”
Các phát minh khiến thế giới sửng sốt trong 10 năm tới
Những phát minh kỳ cục của người Nhật
8 phát minh kỳ quặc trên khắp thế giới
Những phát minh hài hước thời xưa
Những "phát minh vũ khí" điên khùng nhất thế kỷ
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt