banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Phát minh thế kỷ > Viễn thông-Công nghệ Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Làm mưa bằng tia laser
(phatminh.com) Trong tương lai tia laser có thể trở thành công cụ tạo mưa hiệu quả hơn mọi kỹ thuật tạo mưa đang được áp dụng hiện nay.

Mây hình thành khi hơi nước bốc lên, gặp môi trường lạnh và ngưng tụ thành giọt nước hoặc băng xung quanh những hạt siêu nhỏ trong khí. Người ta gọi những hạt siêu nhỏ là “hạt nhân mây”. Khi số lượng các hạt nhân mây tăng lên, nhiều giọt liên kết với nhau để tạo thành giọt lớn hơn. Khi khối lượng đủ lớn các giọt rơi xuống và tạo thành mưa.

Hàng loạt kỹ thuật tạo mưa đã ra đời trong cuộc chiến chống hạn của loài người. Nguyên lý cơ bản của chúng là phóng những hạt siêu nhỏ - như băng khô hay bạc iot – vào không khí để tạo mây và mưa.

“Tuy nhiên, những kỹ thuật tạo mưa đang trở thành đề tài gây tranh cãi”, Jérôme Kasparian, một nhà vật lý của Đại học Geneva tại Thụy Sĩ, phát biểu.

Tranh cãi phát sinh bởi nhiều người nghi ngờ tính hiệu quả của kỹ thuật tạo mây. Chẳng hạn, máy bay thường rải các hạt hóa chất trên phạm vi rộng, trong khi các đặc tính không khí thay đổi theo vùng và thời gian. Do đó, đánh giá tác động của hóa chất đối với khí quyển là việc khó.

Livescience cho biết, Kasparian cùng các đồng nghiệp đã nghiên cứu kỹ thuật tạo mưa bằng tia laser. Trong các thử nghiệm với tia laser hồng ngoại trên sông Rhone ở Thụy Sĩ, nhóm chuyên gia phát hiện ra rằng các tia laser có thể tạo ra những giọt nước có đường kính vài micron (một micron bằng phần triệu mét) ngay cả khi độ ẩm không khí tương đối thấp (dưới 70%). Tuy nhiên, những giọt nước ấy không đủ lớn để tạo nên trận mưa.

“Ở độ ẩm đó, sự ngưng tụ không thể xảy ra trong các điều kiện tự nhiên”, Kasparian nói với Livescience.

Các chùm laser có thể khiến nhiều loại hóa chất có khả năng trở thành “hạt nhân mây”– như axit nitric – hình thành trong không khí. Những hạt đó có xu hướng liên kết với phân tử nước. Chúng đóng vai trò như chất keo, nghĩa là giữ những giọt nước cùng nhau trong điều kiện tương đối khô. Nếu chúng không tồn tại, tình trạng khô của không khí sẽ khiến chúng bốc hơi.

“Chúng tôi vẫn chưa thể tạo ra cơn mưa nào bằng tia laser. Chùm tia laser có thể tạo nên những hạt nước nhỏ xíu và giúp kích thước của chúng tăng lên, song kích thước của chúng vẫn chỉ giới hạn ở mức vài phần triệu mét. Kích thước của chúng phải lớn gấp từ 10 tới 100 lần thì mới đủ lớn để tạo mưa”, Kasparian nói.

Kasparian nhận định rằng nếu con người khắc phục được những trở ngại nói trên, chúng ta sẽ không cần sử dụng máy bay để bắn tia laser.

“Những loại tia laser mà chúng tôi đang sử dụng có thể vươn tới độ cao vài km, vì thế chúng tôi chỉ cần những thiết bị phóng laser từ mặt đất”, ông nói.

Theo Kasparian, kết hợp tia laser với những kỹ thuật tạo mây khác không phải là ý tưởng khôn ngoan, bởi sự kết hợp đó sẽ tạo ra quá nhiều “hạt nhân mây”.

“Tạo ra quá nhiều hạt siêu nhỏ có thể gây nên tác dụng ngược, do các hạt sẽ tranh giành hơi nước trong khí quyển. Do sự cạnh tranh giữa quá nhiều hạt, các giọt nước sẽ nhỏ đến nỗi chúng không thể rơi xuống để trở thành mưa”, ông giải thích.

(Nguồn: Vnexpress )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Samsung giới thiệu phát minh vĩ đại “thêm đồ khi đang giặt” (14/1/2016)
10 phát minh khoa học - công nghệ ấn tượng (19/12/2015)
Các phát minh khiến thế giới sửng sốt trong 10 năm tới (16/12/2015)
Những phát minh kỳ cục của người Nhật (16/12/2015)
8 phát minh kỳ quặc trên khắp thế giới (16/12/2015)
Những ”phát minh vũ khí” điên khùng nhất thế kỷ (16/12/2015)
Top 10 phát minh vĩ đại sẽ thay đổi hoàn toàn thế giới (Phần 1) (16/12/2015)
Chính thức phê duyệt tách MobiFone khỏi VNPT (3/4/2014)
Những phát minh hài hước thời xưa (31/3/2014)
6 thủ thuật Gmail ít người biết  (14/3/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
10 phát minh đáng mơ ước (12/8/2011)
Thiết kế đường hầm vô hình: Tạo ra “lỗ sâu đục” điện từ bằng cách quay mặt trong của hình cầu ra ngoài (1/8/2011)
Phát minh pin mới ”siêu làm mát”  (30/7/2011)
Xăng máy bay chiết từ cây mía (29/7/2011)
Vô tuyến điện do ai phát minh ra (26/7/2011)
Kỹ thuật lưu trữ và khôi phục ánh sáng (22/7/2011)
Áo choàng tàng hình đầu tiên trên thế giới (21/7/2011)
Máy bay có vận tốc gấp 4 lần âm thanh (21/7/2011)
Ăng ten “giấy” thu năng lượng xung quanh (21/7/2011)
Đèn đường thông minh tiết kiệm 80% năng lượng (21/7/2011)
Dò bom mìn bằng laser (21/7/2011)
Sự ra đời của máy ảnh (21/7/2011)
Xe hơi sinh học 3D cho tương lai  (19/7/2011)
Ô tô bay đầu tiên trên thế giới chính thức đi vào sử dụng  (19/7/2011)
Hệ thống mới phát điện từ thủy triều (18/7/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Samsung giới thiệu phát minh vĩ đại “thêm đồ khi đang giặt”
Các phát minh khiến thế giới sửng sốt trong 10 năm tới
Những phát minh kỳ cục của người Nhật
8 phát minh kỳ quặc trên khắp thế giới
Những phát minh hài hước thời xưa
Những "phát minh vũ khí" điên khùng nhất thế kỷ
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt