banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Phát minh thế kỷ > Lịch sử Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Lịch sử cuốn lịch
(phatminh.com) Lịch được lập ra năm 753 trước công nguyên, từ chu kỳ mặt trăng, nên có nhiều sai lệch so với chu kỳ mặt trời, phải trải qua nhiều sửa đổi mới có được quyển lịch chính xác như ngày nay.


Lịch thời trung đại


Lịch của Đức năm 1550

Năm 532, cha đạo Denys le Petit, hiệu chỉnh bản tính ngày lễ Phục Sinh kể từ khi Đấng Christ ra đời, mà ông định ngày 25/12 năm 753 Rome. Năm Rome thứ 754 trở thành năm 1 (không có năm 0). Kiểu tính toán này được nước Pháp dùng kể từ thế kỷ thứ 8. Sau đó người ta nhận thấy rằng Denys đã tính lầm ít nhất 4 năm. Năm 2000 đáng lý ra phải là năm 2005.

Năm 1515 Copernic tham dự cuộc sửa đổi lịch.

1582 Gregory III mời các nhà thiên văn Lilio, Clavius và Chacon thành lập một cuốn lịch mới và nhận thấy rằng theo mặt trời thì César tính trễ mất 10 ngày nên giáo hoàng cho nhảy lên 10 ngày cho Rome và các nước Espagne và Portugal: sau ngày 4/10/1582 là ngày 15/10/1582. Nước Pháp theo trễ hơn, tới 9/12/1582 mới đổi, còn Anh quốc thì đợi đến 2/8 năm 1752 mới thêm 11 ngày (sau ngày 2/9 là 14/9/1752)

Thế kỷ thứ 14, ngày tháng được học ở trường.

Cuối thế kỷ thứ 16 những người có học biết họ hiện đang ở ngày, tháng, năm nào nhờ quyển lịch và từ đó họ có thể ghi lại những biến cố xảy ra. Không có lịch, sẽ không có lịch sử.

Từ thế kỷ thứ 16 đến thế kỷ 19, Âu châu bành trướng, làm cả thế giới biết tới lịch Grégorien: các dân tộc thuộc địa Mỹ châu, Á châu và Phi châu phải dùng lịch của chính quốc và sau khi đuợc độc lập, họ vẫn tiếp tục dùng lịch này.

Khoảng 1550 những quyển lịch ghi lịch sử xuất hiện ở Đức:

Thế kỷ thứ 17, lịch được dùng để tổ chức tương lai. Từ năm 1679, Hàn lâm viện khoa học mỗi năm in môt quyển lịch chính thức và từ đó sẽ in lại trong hầu hết các sách lịch (almanach).

Thế kỷ 19 sổ nhật ký (agenda) và lịch được phổ biến từ từ. Hình thức quyển lịch giống như lịch hiện nay chúng ta dùng : những ngày trong tuần và số ngày trong tháng.

Năm 1834, cha đạo Marc Mastrofini đề nghị ngày cuối năm đó sẽ là "ngày trắng" tức là không tính, để cho mọi ngày khác gom lại đúng 52 tuần lễ (52x7=364 ngày).

1849, Auguste Compte làm lịch gồm 13 tháng đồng đều, tiếp theo 1 "ngày trắng".

Camille Flammarion, sau khi kêu gọi chống lại lịch gregorien, ông làm một quyển lịch muôn đời gồm 12 tháng có những tam cá nguyệt như nhau (calendrier universel)

1884 người ta chia ra các múi giờ: trái đất được chia thành 24 múi xẻ dọc từ Bắc xuống Nam với kinh tuyến Greenwich làm chuẩn.

Từ năm 1922, Hội các quốc gia thành lập một ủy ban nghiên cứu về sự sửa đổi lịch và kết luận là không thay đổi lịch nữa nhưng phải có một ngày ổn định cho ngày lễ Pâques.

ONU Hội Quốc Liên, thấy rằng lịch gregorien không thích hợp với sinh hoạt kinh tế hiện tại nên có ý định sửa lịch cho thế kỷ 21 (đã rao một kỷ thi tuyển quốc tế)

Lịch các nước
I) Lịch thời cổ Roma Numa Pompilius
  Từ lúc đầu, lịch được lập ra từ chu kỳ mặt trăng. Năm 753 trước công nguyên, thời kỳ Roma thành lập, một năm có 10 tháng như sau:


Đặt tên tháng:
Lúc đầu, người ta đặt tên theo thứ tự số học nhưng cuối cùng họ quyết định dùng tên các vị thần để thế vài tháng:
Tháng thứ nhất lấy tên thần chiến tranh Mars theo truyện thần thoại Roma vì thần Mars còn được xem là thần cây cối, mùa xuân và tuổi trẻ. Từ rất lâu, Mars là tháng đầu tiên của năm.
Tháng thứ nhì lấy tên Aperta, biệt hiệu của Apollon, vị thần của nghệ thuật (âm nhạc), của y khoa, của tiên tri và bói toán. Đầu tiên, miền Bắc Hy Lạp, Apollon còn được gọi là Phoebos, thần mặt trời.
Tháng thứ ba là Maïus, tên phổ biến của thần Jupiter
Tháng thứ tư là Junon, vợ của Jupiter
Những tháng khác tiếp tục dùng số [tiếp đầu ngữ la tinh quin (5), sex (6), sept(7), oct (8), no (9) dec (10)]

II) Lịch Julien



Nhưng sau đó vì lợi ích của những quan viên khi bầu cử, sự sai sót của lịch ngày càng lớn, cuối cùng năm 708 Roma (46 TCN), điểm phân (équinoxe, xuân phân và thu phân) sai biệt đến 3 tháng. Nghĩa là mùa gặt vào tháng 1, tháng lạnh nhất!
Chính lúc đó danh tướng Roma Julius Caesar can thiệp. Để chấm dứt sự lạm dụng của các chính trị gia lúc bấy giờ, Julius Caesar phái một nhà thiên văn Hy Lạp tên là Sosigene xứ Alexandrie sửa đổi lịch mùa màng cho thích hợp với lịch (nguồn gốc Ai Cập) thiết lập bởi nhà thiên văn Hy Lạp Eudoxe vào thế kỷ thứ 4 TCN


Lịch Julien có 365 ngày, chia thành 12 tháng và cứ 4 năm là thêm 1 ngày. Lịch này vẫn còn dùng cho đến thế kỷ 20 trong một số nước.

Tuy nhiên với hệ thống này, có quá nhiều năm nhuần bởi vì so với mùa thiên văn thì mỗi năm có khoảng 11 phút sớm hơn. Hình như Caesar biết điều này nhưng ông không coi là quan trọng.

III)Lịch Gregorien


Tuy vậy, lịch này tính trên căn bản 1 năm là 365 ngày và đúng 6 giờ, nhưng thực tế một thế kỷ giảm mất nửa giây và thí dụ thời Julius là 365 ngày 5 giờ 48 phút và 56 giây, qua cuối thế kỷ 16 là 365 ngày, 5 giờ, 48 phút 47 giây cho tới thế kỷ thứ 20 thì còn 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây. Nếu tính theo lịch julien chẵn 365 ngày 6 giờ thì với sai số 11 phút cho 1 năm thì cứ 128 năm là sai 1 ngày.


Vào thời cải cách lịch julien, xuân phân tới vào ngày 25 tháng 3
Năm 325 vào ngày 21 cho tới thế kỷ thứ 16 thì xuân phân tới vào ngày 10 cùng tháng Khi lịch ghi ngày 21 xuân phân thì xuân phân thực sự đã trôi qua 10 ngày rồi . Người ta làm lễ Pâques quá trễ. Và nếu như khoảng cách ngày càng lớn, người ta có thể làm lễ Pâques 1, 2, 3 tháng sau ngày thiên văn và ngày tháng trên lịch sẽ không còn tương ứng với các mùa trong năm...


Bởi vậy phải thay đổi để sửa sai. Lúc này các giáo hoàng tại Roma thay các hoàng đế, bởi vậy kỳ này giáo hoàng Gregory XIII ra tay. Năm 1582 ông ra sắc lệnh hủy bỏ 10 ngày của lịch julien.
Để tránh lịch sai như lần trước, giáo hoàng quyết định 4 năm mới thêm 1 ngày nhuần.


Lịch này gọi là lịch grégorien, được áp dụng cho những nước theo Thiên chúa giáo và cho nước Pháp ngay tức thời. Tại Roma, Espagne và Portugal, cũng như các nhà thờ Thiên chúa giáo thì ngày hôm sau của thứ năm 4/10/1582 là 15/10/1582. Dưới triều đại của Henri III, ngày hôm sau của ngày chúa nhật 9/12/1582 là ngày thứ hai 20/12/1582. Nước Anh phải đợi đến 3/9/1752 mới áp dụng, Nga năm 1918, Hy Lạp năm 1923, Chỉ 26 năm sau ngày cải cách lịch của giáo hoàng Gregory XII, Québec đã áp dụng (năm 1608), Nhật: 1873, Trung quốc 1912, Hy Lạp, Roumanie: 1820...

IV ) Lịch của xã Coligny

Năm 1897 tại xã Coligny, giữa Ain và Jura trên con đường từ Lyon tới Strasbourg người ta khám phá một kho chứa hơn 550 mảnh bằng đồng, có lẽ của những người đào kiếm kim loại. Trong số mảnh đồng tìm được, có khoảng 400 miếng ghép thành tượng thần lớn, và 150 miếng ghép thành quyển lịch. Cả thảy được bảo tàng viện Lyon mua ngay và trùng tu lại. Lịch gồm có bề dài 150 cm và 80 cm bề ngang, chia làm chu kỳ 5 năm (gọi là "lustre"), mỗi năm 12 tháng xen kẽ 30 và 29 ngày. Nhưng để hòa hợp với năm mặt trời, phải thêm 2 tháng nhuận (30 ngày).

Đây là loại lịch theo chu kỳ quay của cả mặt trăng và mặt trời: trong chu kỳ 5 năm (lustre) gồm 3 năm có 12 tháng 29 và 30 ngày và 2 năm có 13 tháng (hai tháng thêm vô đều có 30 ngày)

250 năm sau lịch cải cách julien, những người gaulois vẫn còn dùng lịch cũ của họ không ghi những ngày lễ tôn giáo.



Quyển lịch viết bằng tiếng gaulois, nhưng khắc thành chữ và số La Mã, gồm 16 cột, hơn 2000 chữ mà hơn một nửa số chữ được giữ nguyên và được xem như bài viết dài nhất bằng tiếng gaulois được biết cho tới nay.
Nếu tính những chữ lập lại thì có 60 chữ gaulois khác nhau. Nhiều chữ không rõ nghĩa. Thí dụ chữ atenoux không biết có phải là "trở về tăm tối"? , matanmat có phải là "thuận lợi" và "bất lợi" hay là "đầy đủ" và "thiếu"?

Những người gaulois tính cứ mỗi "thế kỷ", tức là 30 năm (vì theo họ, 30 năm là một đời người, gồm 6 lustre, mỗi lustre là 5 năm) là phải bỏ 30 ngày dư để có một năm trung bình là 365,2 ngày.

Một năm được chia thành 2 lục cá nguyệt và mỗi tháng được chia thành hai lần 15 ngày cách nhau bằng chữ atenoux và trước mỗi ngày chừa một lỗ để nhét vô một cái chốt chỉ ngày đang dùng. Ngày được ghi từ số I đến XV trước chữa ATENOVX (chữ V = U), và sau chữ này là từ I tới XIII hay XV.

Người gaulois tính ngày từ lúc trời xẩm tối. Không thấy có chữ "tuần lễ" hay "mùa màng".

Năm bắt đầu vào tháng 11

62 tháng được chia thành 16 cột. Có 14 tên tháng: tên của 12 tháng lập lại 5 lần, 2 tên còn lại chỉ xuất hiện có 1 lần.

Đây là tên của 12 tháng:

X... (tháng nhuận đầu tiên) , SAMON , DUMAN , RIUROS , ANAGANTIO , OGRON , CUTIOS , CIALLOS B.IS ( tháng nhuận thứ 2) , GIAMONI , SIMIVIS , EQUOS , ELEMBIU , AEDRINI et CANTLOS .
Chi tiết năm gaulois không được xác định rõ rệt.
Lịch này phức tạp, kiểu chữ và số cho thấy lịch này lập ra khoảng thế kỷ thứ 2 tức là 2 thế kỷ sau lịch julien. Và vì lịch được khám phá chung với tượng thần, nên người ta cho đây là lịch tôn giáo được đặt trong đền thờ.

V ) Lịch Cộng hòa Pháp:

Lịch Cộng hòa được thiết lập bởi hiệp ước 5/10/1793.

Lịch bắt đầu ngày 22/9/1792, ngày thành lập chế độ Cộng hòa.
Một năm chia ra làm 12 tháng, mỗi tháng chia làm 3 lần 10 ngày =30 ngày
Thêm 5 ngày : 360 + 5 = 365 có tên Vertu, Génie, Travail, Opinion và Récompenses
Một ngày thêm vào những năm nhuần là lễ quốc khánh.



Napoléon hủy bỏ lịch này vào ngày 1/1/1806 và thay trở lại lịch grégorien.
Dân chúng bị lẫn lộn không biết tính ngày, nhưng đành phải chịu vì nếu không sẽ bị tử hình. Tuy nhiên có người lại cho đó có chất thơ nên đặt ra bài hát

Lịch này trên lý thuyết bắt đầu từ 22/9/1792, nhưng được dùng sau 1 năm. Kéo dài tới ngày 31/12/1805, nghĩa là 13 năm 3 tháng. Sau đó lại được Paris dùng từ ngày 6 đến 23/5/1871 (nghĩa là từ ngày 16 floréal tới 3 prairial năm LXXIX)


VI ) Lịch Việt Nam và Trung quốc

Người Việt nam dùng âm lịch để tính lễ tiết và chọn ngày cho các công việc quan trọng như cưới hỏi, xây nhà, mở cửa tiệm làm ăn ... Âm lịch này giống như âm lịch của Trung quốc nghĩa là dựa trên chu kỳ của mặt trăng và phối hợp với sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời. Mỗi năm có 12 tháng, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu, 29 ngày. Cứ 19 năm thì nhuận 7 lần, mỗi lần nhuận một tháng. Tháng đầu năm là tháng giêng và tháng cuối năm là tháng chạp không bao giờ được lấy làm tháng nhuận. Ngày đầu năm, ngày mùng một Tết, là ngày đầu tuần trăng thứ nhì sau ngày tiết Ðông chí (Winter solstice, thường xem như là ngày mà đêm dài nhất trong năm). Tùy theo tuần trăng ở ngày Ðông chí mà ngày đầu năm sẽ đến trong khoảng 30 đến 59 ngày sau ngày đó. Do đó ngày mùng một Tết chỉ có thể nằm trong khoảng 20 tháng 1 đến 21 tháng 2 dương lịch. Tháng âm lịch thường đi sau tháng dương lịch một hay hai thứ, như tháng ba âm lịch ứng với tháng tư hoặc tháng năm dương lịch.

Năm âm lịch không tính theo số mà dùng tên ghép gồm hai chữ. Chữ đầu là một trong 10 thiên can (Giáp, Ất, Bính, Ðinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm và Quý). Chữ thứ nhì là một trong 12 địa chi (Tý, Sửu, Dần, Mão hay Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi). Mười hai địa chi là tên 12 con vật. Âm lịch Việt nam khác âm lịch Trung quốc ở chỗ năm Sửu thì theo lịch Việt nam là năm con trâu, còn Trung quốc là con bò, còn năm Mão hay Mẹo ở Việt nam là năm con mèo, thì trong lịch Trung quốc lại là năm con thỏ. Vì bội số chung của 10 (thiên can) và 12 (địa chi) là 60, nên cứ 60 năm, tên các năm lại được lập đúng trở lại. Và cũng vì thế mà mỗi can chỉ đi chung với sáu năm trong 12 địa chi, hay mỗi năm theo địa chi chỉ có thể đi chung với 5 can mà thôi. Thí dụ như can Giáp chỉ đi chung với các năm Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân và Tuất, còn can Ất chỉ đi chung với các năm Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu và Hợi.

Trần Ngọc Thùy Trang (cựu chủ tịch UVSA) có nhận xét là các năm bắt đầu bằng can Canh có số đơn vị là 0, Tân có số đơn vị là 1 ... theo số năm dương lịch, nhưng không rõ sự tương ứng. Thật ra đó là sự tương ứng một gióng một (correspondence one to one): vì hệ thống số đang dùng theo thập phân, từ 0 đến 9, nên số hàng đơn vị mỗi năm ứng với mười thiên can, không xê dịch, không thay đổi được. Năm có can Canh luôn luôn ứng với năm dương lịch có số cuối là 0 (như Canh Thìn là 1940, 2000; Canh Ngọ là 1990, Canh Thân là 1980 ...), Tân ứng với số cuối là 1 (Tân Tỵ là 1941, 2001; Tân Mùi là 1991, Tân Dậu là 1981 ...), Nhâm ứng với số cuối là 2 (Nhâm Ngọ là 1942, 2002, Nhâm Thân là 1992, Nhâm Tuất là 1982 ...), Quý, với số cuối là 3 (Quý Mùi là 1943, 2003; Quý Hợi là 1983, Quý Dậu là 1993 ...), Giáp ứng với số cuối là 4 (Giáp Thân là 1944, 2004; Giáp Tuất là 1994, Giáp Dần là 1974 ...) vân vân. Cứ mười hai năm làm một giáp (great year), 60 năm làm một vận niên lục giáp (cycle) và 3600 năm làm một kỷ nguyên (epoch).



** Số tương ứng với 10 thiên can.
Mỗi năm âm lịch lại chia ra làm 24 tiết.



* Thanh minh trong tiết tháng ba trong truyện Kiều là trong tháng ba âm lịch đến sau tiết xuân phân khoảng hai tuần.

VII ) Lịch Nhật bản

Ngoài Việt nam và Trung quốc còn có Nhật bản cũng dùng âm lịch như trên.

Người Nhật gọi tiết là ki. Xuân phân theo tiếng Nhật là Shunbun, Hạ chí là Geshi, Thu phân là Shuubun và Ðông chí là Touji.

Tên tháng trong lịch Nhật lúc đầu không theo cách đếm số mà theo mùa màng hay công việc đồng áng. Tháng giêng là MuTsuki có nghĩa là mùa xuân thái hòa, tháng ba là Yayohi, có nghĩa là cỏ mọc xanh rì, tháng sáu là Mina Tzuki, tháng tưới nước (đưa nước vào ruộng), tháng 8 là Ha Tzuki, tức là tháng của lá cây. Ðặc biệt là tháng 10 được gọi là tháng của các vị thần, KaNa Tzuki vì theo truyền thuyết các thần về họp mặt tại đền Izumo trong phủ Shimane. Vì vậy người ta vẫn coi tháng 10 là tháng không có thần thánh bảo hộ ở các phủ khác.



Tháng âm lịch có ba tuần, theo con trăng: thượng tuần, trung tuần và hạ tuần. Riêng âm lịch Nhật chia tuần lễ theo bảy ngày từ năm 807. Năm 806 nhà sư Koubou Daishi cho biết là không thể tính chính xác ngày xấu, ngày tốt trong lịch Nhật vì không biết được ngày bí mật, tiếng Nhật là Mitsubi. Thật ra Mitsubi do chữ Mitsu, âm từ tiếng thổ âm Samarkand mee-ruu là Sunday. Từ đó lịch Nhật bản áp dụng tuần lễ bảy ngày theo tên Mặt trời và tên sáu hành tinh (planets) trong Thái dương hệ. Trong hồi ký viết năm 1007, Michinaga Fujiwara đã ghi lại ngày 23 tháng 9 là ngày thứ ba (Kayoubi), ngày của Hỏa tinh.





(Nguồn: Maxreading )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
7 phát minh ”cực cool” bị lãng quên của các nhà khoa học lừng danh (22/7/2015)
5 phát minh ra đời từ giấc mơ (14/7/2015)
Những phát minh ”độc” của Hy Lạp cổ đại (10/4/2014)
Bất ngờ phát hiện bậc thềm cửa có giá tới 1,5 tỉ đồng (26/3/2014)
Những chiếc mặt nạ đá cổ nhất thế giới (18/3/2014)
10 ”PHÁT MINH VŨ KHÍ” ĐIÊN KHÙNG NHẤT THẾ KỶ (13/3/2014)
Lịch sử ra đời của pháo hoa (31/12/2013)
Lịch sử chế biến cà phê (25/12/2013)
Lịch sử ngành Tin học (21/12/2013)
Lịch sử Alphabet (21/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Lịch sử con số không (4/5/2011)
Lịch sử của những chiếc gương (4/5/2011)
Những Phát Minh Vĩ Đại Của Thế Giới(P2) (14/4/2011)
Những Phát Minh Vĩ Đại Của Thế Giới(P1) (14/4/2011)
Lịch sử của bánh xe  (13/4/2011)
Lịch sử phát triển của bikini (13/4/2011)
Lịch sử La Bàn Từ (13/4/2011)
5 phát minh của Ai Cập cổ còn lưu truyền đến nay (13/4/2011)
Người cổ đại đã phát minh ra sắt không rỉ (13/4/2011)
Những phát minh khoa học của Trung Quốc thời cổ (13/4/2011)
Phát minh ra giấy (13/4/2011)
Lửa (13/4/2011)
Lịch sử ra đời của tem thư (13/4/2011)
Phát minh ra xe máy (13/4/2011)
phát minh ra Đèn hồ quang (13/4/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
5 phát minh ra đời từ giấc mơ
7 phát minh "cực cool" bị lãng quên của các nhà khoa học lừng danh
Bất ngờ phát hiện bậc thềm cửa có giá tới 1,5 tỉ đồng
Những Phát Minh Vĩ Đại Của Thế Giới(P1)
Lịch sử thuốc súng
Phát minh ra xe máy
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt