banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
'Tình ca ve sầu' lọt vào tầm ngắm của hải quân Mỹ
(www.phatminh.com) Các nhà khoa học của hải quân Mỹ muốn tìm hiểu khả năng “hát to” của ve để tạo ra những ứng dụng hữu ích.
Một con ve sầu
Một con ve sầu Magicicada. Ảnh: greatwinenews.com.

Giới khoa học đã chú ý tới ve sầu Magicicada ở vùng duyên hải phía đông nước Mỹ từ lâu, bởi có lẽ chúng là nhóm có "tuổi ấu thơ" dài nhất trong thế giới côn trùng. Chúng cần từ 13 tới 17 năm để trưởng thành. Trong phần lớn thời gian của cuộc đời, ve Magicicada sống dưới đất. Khi tới tuổi trưởng thành, chúng chui lên mặt đất trong vài tuần để giao phối, sinh sản và chết. Bản "tình ca" đinh tai nhức óc của ve sầu đực khiến người ta không thể quên sự hiện diện ngắn ngủi của chúng trên mặt đất.

Thân hình của ve sầu rất nhỏ nhưng tiếng kêu của chúng rất to. Các nhà khoa học khẳng định tiếng kêu của ve sầu đực có thể đạt tới 100 decibel. Ve sầu đực tạo ra âm thanh bằng cách rung hai màng mỏng trong bộ xương ngoài. Màng phát triển từ lồng ngực. Khi ve co giãn mạnh các vòng sườn, màng mỏng rung động và tạo nên âm thanh. Bụng ve rỗng nên nó có thể khuếch đại âm thanh, tạo thành tiếng kêu rất to. Chúng lắc thân và rung cánh để tạo nhịp cho các "bài hát".

Derke Hughes, một nhà nghiên cứu của hải quân Mỹ, nói rằng màng mỏng của ve sầu rung 300 tới 400 lần mỗi giây, Livescience đưa tin.

"Chúng ta đã biết cách tạo ra tiếng kêu của ve sầu, song bắt chước chúng là một thách thức lớn", Hughes thừa nhận.

Nhóm của Hughes đang chế tạo một mô hình vật lý để mô tả chính xác quá trình tạo ra tiếng kêu của ve sầu Magicicada. Mô hình đó có thể giúp các chuyên gia tìm ra bí quyết tạo nên âm thanh lớn nhưng chỉ tiêu tốn ít năng lượng. Bí quyết này sẽ giúp họ tăng cường chất lượng của những thiết bị dành cho việc dò tìm vật thể dưới nước, liên lạc giữa các tàu hay cứu hộ trên biển.

(Nguồn: vnExpress )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Gián khôn ngoan biết tránh đồ ăn có bả (31/5/2013)
Trung Quốc tuyên bố chế được vắc-xin bệnh tay-chân-miệng (30/5/2013)
Viễn cảnh nhân bản con người (30/5/2013)
Sự thật về ”siêu vi khuẩn tình dục” nguy hiểm hơn AIDS (30/5/2013)
Cây đu đủ đực ra hàng trăm quả (30/5/2013)
Kỳ lạ loài ”rồng” tận dụng xương sườn để bay (21/5/2013)
Chùm ảnh dùng diêm biến hoá ra động vật (21/5/2013)
10 loài nhện độc đáng sợ nhất với con người (21/5/2013)
Bé trai mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý lớn lên dễ bị béo phì (21/5/2013)
Vitamin D có thể điều trị bệnh hen suyễn (21/5/2013)
Kỹ thuật IVF mới giúp tăng gấp 3 lần cơ hội sinh con (21/5/2013)
Học sinh 16 tuổi tìm ra cách chống ung thư mới (21/5/2013)
Vinh danh hai loài cây nằm trong Sách đỏ thế giới (21/5/2013)
Nuôi chó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim (20/5/2013)
Phát hiện hộp sọ loài cá chó lớn nhất nước Anh (20/5/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á
“Thần dược” từ ARN can thiệp
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí”
Nhện cực độc cắn chết người
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
8 thực phẩm dần phá hoại não
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt