banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Phát minh khoa học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Chủ nhân các Giải Vật lý Cơ bản danh giá 2013
(www.phatminh.com) Nhà vật lý Nga Alexander Polyakov đã trở thành chủ nhân duy nhất của Giải thưởng Vật lý Cơ bản 3 triệu USD. Đặc biệt, nhà vật lý“ngồi xe lăn” lừng danh Stephen Hawking nhận giải cao nhất - Giải Vật lý Cơ bản Đặc biệt cùng 3 triệu USD cho riêng mình...



Giải Vật lý Cơ bản đặc biệt cho "hạt của Chúa"

 Nhà Vật lý Nga Alexander Polyakov nhận Giải thưởng Vật lý Cơ bản năm 2013 cùng với số tiền 3 triệu USD trong một buổi lễ long trọng tổ chức ơ Geneve, Thụy Sĩ. Giải thưởng được làm bằng bạc, một vật liệu nghệ thuật tiêu biểu cho một giải Vật lý, vì bạc đặc trưng cho những ngôi sao đang bùng nổ. Nguồn: rt.com

Quỹ Giải thưởng Vật lý Cơ bản (Fundamental Physics Prize)

Theo thông tin từ website FPP của Quỹ Giải thưởng Vật lý Cơ bản (Fundamental Physics Prize Foundation), Quỹ này là một công ty phi lợi nhuận được thành lập bởi Quỹ Milner (Nhà đầu tư công nghệ Nga Yuri Milner bỏ ra 27 triệu USD) và dành để nâng cao sự hiểu biết sâu sắc nhất của con người về vũ trụ. Các giải thưởng hàng năm trao cho những thành tựu nghiên cứu mang tính đột phá khoa học, cũng như cho những hoạt động truyền thông đưa những thành tựu của vật lý cơ bản đến với cộng đồng. 

Theo quy định của Quỹ, những người được tặng Giải thưởng Vật lý Cơ bản nào đều qua sự chọn lọc bởi một ban tuyển chọn gồm những người đã từng được đoạt Giải Vật lý Cơ bản.

Chủ nhân các Giải thưởng năm 2013 

Cũng theo thông tin phát ra từ FPP và CERN (Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân Châu ÂU), cuối năm 2012 Quỹ Giải thưởng Vật lý Cơ bản đã công bố danh sách các chủ nhân các giải khác nhau thuộc Giải thưởng Vật lý Cơ bản năm 2013. Danh sách này sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao sau đây.

1.  Giải Chân Trời Mới trong Vật lý (New Horizons in Physics)
Danh sách:
- Niklas Beisert về sự phát triển của các phương pháp chính xác hữu hiệu để mô tả lý thuyết gauge lượng tử và lý thuyết dây liên quan.
- Davide Gaiotto về những hiểu biết mới và triển vọng về tính hai mặt, lý thuyết gauge và hình học, và đặc biệt các công trình liên kết các lý thuyết trong các không gian khác nhau…
- Zohar Komargodski cho công trình về động học của lý thuyết trường bốn chiều, đặc biệt, cho kết quả chứng minh “định lý a" (kết hợp Schwimmer).
     Phần thưởng: Mỗi giải được nhận 100.000 USD.

2.  Giải Tiên phong Vật lý (Physics Frontiers Prize)
     Danh sách:
- Charles Kane, Laurens Molenkamp và Shoucheng Zhang về tiên đề lý thuyết và phát hiện thực nghiệm các chất cách điện tô pô.
- Alexander Polyakov về các phát minh trong lý thuyết trường và lý thuyết dây. Ý tưởng của ông đã chi phối các lĩnh vực này trong những thập kỷ qua.
- Joseph Polchinski về những đóng góp của ông trong nhiều lĩnh vực của lý thuyết trường lượng tử và lý thuyết dây. 
      Phần thưởng:
- Người được Giải Tiên phong Vật lý 2013 sẽ được đề cử cho Giải Vật lý Cơ bản 2013.
- Người không được chọn vào danh sách Giải Vật lý Cơ bản được nhận 300.000 USD và sẽ được tự động đề cử lại cho giải này hàng năm trong 5 năm kế tiếp. 

3. Giải Vật lý Cơ bản (Fundamental Physics Prize)

Danh sách: Nhà vật lý lý thuyết Alexander Polyakov (người Nga) về các phát minh trong lý thuyết trường và lý thuyết dây. Ý tưởng của ông đã chi phối các lĩnh vực này trong những thập kỷ qua.
    Phần thưởng: 3.000.000 USD.

Hình 2. Stephen Hawking (chủ nhân 1 Giải Vật lý Cơ bản đặc biệt) trên xe lăn tham quan hệ thiết bị CMS. Những người lãnh đạo tập thể CMS cùng ATLAS và LHC ở Trung tâm Hạt nhân châu Âu là chủ nhân 1 Giải Vật lý Cơ bản đặc biệt). 

4. Giải Vật lý Cơ bản đặc biệt (Special Fundamental Physics Prizes)
    Danh sách: 
- Stephen Hawking về các khám phá của ông trong lĩnh vực nghiên cứu các lỗ đen, nghiên cứu vũ trụ thời kỳ sơ khai…
- 7 nhà lãnh đạo của dự án LHC, các hệ thiết bị thí nghiệm CMS và ATLAS tham gia trong dự án LHC (đã được phê duyệt bởi Hội đồng CERN từ năm 1994); gồm: Peter Jenni, Fabiola Gianotti (ATLAS), Michel Della Negra, Tejinder Singh Virdee, Guido Tonelli , Joe Incandela (CMS) và Lyn Evans (LHC), về vai trò lãnh đạo của họ trong các nỗ lực khoa học dẫn đến việc phát hiện ra hạt giống Higgs boson trong năm 2013.
    Phần thưởng: 3.000.000 USD cho mỗi chủ nhân hay tập thể được giải.

Năm 2013, rõ ràng nở rộ nhiều thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu thuộc lĩnh vực Vật lý Cơ bản và cũng là năm các cuộc bình chọn và trao giải thưởng Vật lý Cơ bản bắt đầu được tổ chức hoành tráng so với trước đây.


(Nguồn: Minh Trần )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Xe bay TF-X được cấp phép thử nghiệm trên không phận Mỹ (30/12/2015)
Siêu lửa mặt trời thiêu rụi trái đất trong chớp mắt? (19/12/2015)
Những phát hiện khoa học nổi bật năm 2015 (16/12/2015)
Đã có thể nhận diện gương mặt bằng ADN, tội phạm chạy đâu cho thoát? (16/12/2015)
Điểm danh các phát minh “sống trọn” hàng thế kỷ (16/12/2015)
Những phát minh tình cờ đến khó tin nhưng vĩ đại (15/12/2015)
Đèn thông minh chạy bằng năng lượng “nước muối”, kiêm cả sạc dự phòng (27/8/2015)
Phát minh vật liệu giấy mới, khả năng thay thế được kim loại (27/8/2015)
Phát minh mới: Sạc điện thoại bằng...nến (25/7/2015)
Sắp có đại chiến robot giữa Mỹ và Nhật (23/7/2015)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Kem đặc biệt giúp chống cúm (24/3/2013)
Siêu máy tính Watson đảm nhiệm vai trò đầu bếp (22/3/2013)
Xe chạy từ không khí lỏng (19/3/2013)
99% khả năng ’hạt của Chúa’ lộ diện (16/3/2013)
Nuôi răng thật từ tế bào (11/3/2013)
Túi khí bảo vệ xe hơi (7/3/2013)
”Bút” không khí (25/2/2013)
Công nghệ phát hiện súng (19/2/2013)
Đồng hồ chống cưỡng hiếp (31/1/2013)
Đai rung dẫn đường (23/1/2013)
Các sự kiện khoa học nổi bật năm 2012 (21/1/2013)
Những phát minh vĩ đại trong thế kỷ 21 (12/1/2013)
Xét nghiệm máu cực nhanh với thiết bị mới (4/1/2013)
Năm phát minh quân sự siêu mới (4/1/2013)
Tĩnh điện kéo dài tuổi thọ pin (27/11/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Phát minh mới: Sạc điện thoại bằng...nến
Đèn thông minh chạy bằng năng lượng “nước muối”, kiêm cả sạc dự phòng
Sắp có đại chiến robot giữa Mỹ và Nhật
Những phát minh ngớ ngẩn nhưng hái ra tiền
Kem đặc biệt giúp chống cúm
Siêu máy tính Watson đảm nhiệm vai trò đầu bếp
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt