banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Phát minh khoa học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Đã có thể nhận diện gương mặt bằng ADN, tội phạm chạy đâu cho thoát?
(www.phatminh.com) "Lối đi" nào cho những tên tội phạm khi mà giờ đây, khoa học đã có thể dựng được gương mặt hung thủ từ ADN thu thập tại hiện trường.

Mới đây, một công ty công nghệ di truyền mang tên Parabon Nanolabs đã sử dụng ADN thu thập được từ hiện trường vụ án, thông qua đó dựng nên hình ảnh khuôn mặt của hung thủ.

Và bức hình này là kết quả mà công ty Parabon giao cho cảnh sát.
Và bức hình này là kết quả mà công ty Parabon giao cho cảnh sát.

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiền công ty này sử dụng công nghệ di truyền cho mục đích hỗ trợ điều tra. Hồi đầu tháng 5, Parabon Nanolabs đã cùng với một cơ quan quảng cáo tại Hồng Kông tạo ra những tấm poster cỡ lớn với hình ảnh gương mặt của những người vứt rác bừa bãi.

Sử dụng ADN thu thập được từ bã kẹo cao su cũng như đầu lọc thuốc lá, Parabon tập trung vào những gene quy định các đặc tính cơ bản của con người như màu tóc, cũng như màu mắt. Sau đó, họ dùng máy tính dựng nên hình ảnh gương mặt của những kẻ gây ô nhiễm môi trường, rồi in lên những tấm poster khổ lớn dán tại những nơi đông người qua lại trong thành phố.

Gương mặt những kẻ xả rác bừa bãi được dán ở những nơi đông người qua lại.
Gương mặt những kẻ xả rác bừa bãi được dán ở những nơi đông người qua lại.

Dựng những khuôn mặt từ "hư không"

Ít ai biết rằng, thực ra ý tưởng xây dựng khuôn mặt dựa vào ADN đã tồn tại từ rất lâu rồi.

Năm 2012, một họa sĩ tại New York - bà Heather Dewey-Hagborg - đã sử dụng công nghệ này để dựng nên khuôn mặt của những người bà không hề quen biết, thông qua ADN lấy được từ đầu lọc thuốc lá và bã kẹo cao su trên đường phố.

Bà Heather Dewey-Hagborg cũng một tác phẩm của mình.
Bà Heather Dewey-Hagborg cũng một tác phẩm của mình.

Để tách lấy ADN, bà chỉ cần thực hiện một quy trình hết sức đơn giản tại phòng thí nghiệm ở London. Sau đó, Deway-Hagborg sử dụng một đoạn mã đặc biệt dựa trên phần mềm xây dựng khuôn mặt được viết bởi các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Basel, Thụy Sĩ nhằm tách lấy các gene quy định đặc điểm ngoại hình như tóc, màu mắt. Ngoài ra, ADN cũng cho biết những thông tin như màu da, độ rộng của mũi, khoảng cách giữa hai mắt, v...v...

Triển lãm của bà, mang tên "Những gương mặt không quen", đã được mở ra ở rất nhiều quốc gia trên thế giới.

Chỉ "gần giống" mà thôi

Do ADN không thể cho chúng ta biết thông tin về tình trạng sức khỏe, cũng như tuổi tác, nên những gương mặt được dựng nên sẽ chỉ có những nét tương đồng chứ không phải là bản sao hoàn hảo. Theo lời bà Dewey-Hagborg, những gương mặt này giống "người trong gia đình".

Những khuôn mặt mà công ty Parabon dựng nên cũng không phải là ngoại lệ. Ông Ellen Greytak, giám đốc công ty cho biết: "Chúng tôi chỉ có thể giúp các cơ quan chức năng có một cái nhìn tổng quan về người mà họ cần tìm kiếm".

Một gương mặt khác được dựng nên nhờ công nghệ gene.
Một gương mặt khác được dựng nên nhờ công nghệ gene.

Cũng dễ hiểu thôi, bởi trong mỗi người chúng ta đều có chứa hơn 3 tỉ cặp nhiễm sắc thể - được ký hiệu bằng các chữ cái A, C, G và T. Một trong những phương pháp phân tích gene là tập trung vào những nhóm nhiễm sắc thể đi kèm với các đặc tính cụ thể, như tóc, màu mắt, khả năng kháng một số bệnh dịch nhất định, v...v... Phương pháp phân tích này được các nhà khoa học gọi là SNP.

Nhìn chung, phương pháp này rất hiệu quả trong việc phân tích một số đặc tính cụ thể của con người. Chẳng hạn như, các nhà khoa học có thể dự đoán màu mắt xanh hoặc nâu, cũng như tóc đỏ với độ chính xác gần như tuyệt đối. Tuy nhiên, để xác định một người có phải tóc vàng hay không thì khó hơn rất nhiều. Đồng thời, những yếu tố như hình dạng gương mặt, hay chiều cao lại là một vấn đề khác hoàn toàn nữa.

(Nguồn: http://khoahoc.tv/ )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Xe bay TF-X được cấp phép thử nghiệm trên không phận Mỹ (30/12/2015)
Siêu lửa mặt trời thiêu rụi trái đất trong chớp mắt? (19/12/2015)
Những phát hiện khoa học nổi bật năm 2015 (16/12/2015)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Điểm danh các phát minh “sống trọn” hàng thế kỷ (16/12/2015)
Những phát minh tình cờ đến khó tin nhưng vĩ đại (15/12/2015)
Đèn thông minh chạy bằng năng lượng “nước muối”, kiêm cả sạc dự phòng (27/8/2015)
Phát minh vật liệu giấy mới, khả năng thay thế được kim loại (27/8/2015)
Phát minh mới: Sạc điện thoại bằng...nến (25/7/2015)
Sắp có đại chiến robot giữa Mỹ và Nhật (23/7/2015)
Anh phát triển máy bay tự liền cánh bị nứt (12/6/2015)
Mũ bảo hiểm giúp mọc tóc (27/6/2014)
Các bác sĩ đã có thể tạm ngưng sự sống của người (28/5/2014)
Honda ra mắt robot giống người nhất từ trước tới nay (25/4/2014)
Những phát minh cực kỳ độc đáo về các sản phẩm thông dụng (1) (23/4/2014)
Những phát minh ngớ ngẩn nhưng hái ra tiền (3/4/2014)
Nhật Bản ra mắt tàu Maglev “tốc độ nhanh hơn đạn bay” (18/12/2013)
Virus giúp tăng thời lượng pin cho smartphone (18/12/2013)
Robot tiêu diệt sứa (5/10/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
Bạn cần cài Flash Player để xem được Clip này.
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Phát minh mới: Sạc điện thoại bằng...nến
Đèn thông minh chạy bằng năng lượng “nước muối”, kiêm cả sạc dự phòng
Sắp có đại chiến robot giữa Mỹ và Nhật
Những phát minh ngớ ngẩn nhưng hái ra tiền
Kem đặc biệt giúp chống cúm
Siêu máy tính Watson đảm nhiệm vai trò đầu bếp
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt