banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Phát minh khoa học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Bắt vi khuẩn cung cấp nhiên liệu cho xe hơi
(www.phatminh.com) Các nhà khoa học Mỹ vừa tìm ra cách sản xuất nhiên liệu sinh học dành cho xe hơi và các phương tiện cơ giới bằng một loại vi khuẩn bình thường trong đất.

Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) tại Mỹ lập dự án nghiên cứu phương pháp sản xuất nhiên liệu từ vi khuẩn. Mục tiêu của dự án là tạo ra loại nhiên liệu hiệu quả gấp 10 lần so với nhiên liệu sinh học hiện tại. Các nhà nghiên cứu đã hoán đổi các gene của vi khuẩn R. eutropha để nó có thể tạo ra isobutanol - một loại cồn có thể thay thế hoặc trộn với xăng dành cho phương tiện giao thông, Innovation News Daily đưa tin.

Vi khuẩn R eutropha
Vi khuẩn R. eutropha

"Chúng tôi đã chứng minh rằng loài người có thể sản xuất rất nhiều isobutanol trong tương lai", Christopher Brigham, một nhà sinh học của MIT, tuyên bố.

Nhiều nhà khoa học từng nghiên cứu những vi khuẩn tạo ra nhiên liệu sinh học trong cơ thể chúng. Tuy nhiên, họ phải tiêu diệt vi khuẩn để lấy nhiên liệu. Nhóm chuyên gia của MIT không giết vi khuẩn, bởi họ đã tìm ra cách để vi khuẩn tiết nhiên liệu ra ngoài cơ thể chúng.

Vi khuẩn trong tự nhiên tích trữ carbon bằng cách tạo ra các polymer carbon - hợp chất giống loại nhựa được sản xuất từ dầu. Brigham và các cộng sự loại bỏ nhiều gene của vi khuẩn R. eutropha, đồng thời thêm một số gene để chúng tổng hợp isobutanol thay vì polymer carbon.

Nhóm nghiên cứu hy vọng vi khuẩn R. eutropha có thể chuyển hóa carbon dioxide (CO2) thành nhiên liệu. Đây là một trong những cách tận dụng khí gây hiệu ứng nhà kính CO2 để sản xuất nhiên liệu và giảm tốc độ ấm lên của trái đất. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng tính tới khả năng tận dụng carbon từ các nguồn khác, như rác nông nghiệp và chất thải đô thị.

(Nguồn: khoa học )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Xe bay TF-X được cấp phép thử nghiệm trên không phận Mỹ (30/12/2015)
Siêu lửa mặt trời thiêu rụi trái đất trong chớp mắt? (19/12/2015)
Những phát hiện khoa học nổi bật năm 2015 (16/12/2015)
Đã có thể nhận diện gương mặt bằng ADN, tội phạm chạy đâu cho thoát? (16/12/2015)
Điểm danh các phát minh “sống trọn” hàng thế kỷ (16/12/2015)
Những phát minh tình cờ đến khó tin nhưng vĩ đại (15/12/2015)
Đèn thông minh chạy bằng năng lượng “nước muối”, kiêm cả sạc dự phòng (27/8/2015)
Phát minh vật liệu giấy mới, khả năng thay thế được kim loại (27/8/2015)
Phát minh mới: Sạc điện thoại bằng...nến (25/7/2015)
Sắp có đại chiến robot giữa Mỹ và Nhật (23/7/2015)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Nhìn xuyên đêm với kính hồng ngoại giá rẻ (27/8/2012)
“Xâm nhập” vào não người bằng thiết bị có trên thị trường (27/8/2012)
Xe buýt điện điều khiển qua ăngten (26/7/2012)
Xe tự làm sạch nhờ lớp phủ mới  (25/7/2012)
Lắp quạt điện trong quần (20/7/2012)
HP nhận bằng sáng chế cho công nghệ màn hình xuyên thấu (11/7/2012)
Viễn vọng kính băng nghiên cứu vật chất tối (11/7/2012)
Có thể cải tử hoàn sinh? (10/7/2012)
HP nhận bằng sáng chế cho công nghệ màn hình xuyên thấu (7/7/2012)
Phát hiện sợi vật chất tối (7/7/2012)
Xét nghiệm gen để truy lùng “Người tuyết” (4/7/2012)
Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?  (2/7/2012)
Những điều thú vị ít ai biết về loài chuột (29/6/2012)
Phát hiện mảnh gốm cổ nhất thế giới (29/6/2012)
Tạo ra nhiệt độ cao gấp 250.000 lần Mặt trời  (29/6/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Phát minh mới: Sạc điện thoại bằng...nến
Đèn thông minh chạy bằng năng lượng “nước muối”, kiêm cả sạc dự phòng
Sắp có đại chiến robot giữa Mỹ và Nhật
Những phát minh ngớ ngẩn nhưng hái ra tiền
Kem đặc biệt giúp chống cúm
Siêu máy tính Watson đảm nhiệm vai trò đầu bếp
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt