banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Góc nhìn 360° > Thiên nhiên Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Phục sinh cây thủy tùng
(www.phatminh.com) Hiện trên thế giới chỉ còn tồn tại khoảng hơn 200 cây thủy tùng mọc tự nhiên ở Đắk Lắk. Điều may mắn, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên vừa nhân giống thành công loại cây này bằng hình thức ghép chồi.
Mới đây, hàng ngàn cây thủy tùng đã được tiến sỹ Trần Vinh, Phó viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên nhân giống thành công bằng hình thức ghép chồi. Thành công này mở ra hi vọng lớn cho công tác bảo tồn và phát triển loài đặc hữu này.

Nhân giống thành công sau nhiều thất bại

TS Trần Vinh cho biết: Đề tài “Nghiên cứu đặc đểm sinh học, sinh thái và nhân giống, bảo tồn thủy tùng tại Việt Nam” do ông làm chủ nhiệm được thực hiện từ năm 2007. Đến đầu năm 2011, ông đã thành công trong việc nhân giống thủy tùng bằng cách ghép chồi trên gốc ghép của cây bụt mọc (Taxodiaceae). Hiện nay, những cá thể thủy tùng ghép chồi đầu tiên trồng ở môi trường tự nhiên đều sinh trưởng, phát triển rất tốt: cây cao trên 1,4m, đường kính từ 3 – 4cm. Một số cây đã ra nón (hoa và trái của loài lá kim). Tỷ lệ sống bằng phương pháp ghép chồi đạt 70%.  

Giống Thủy tùng được ươm đủ tuổi nhưng chưa có dự án để trồng ngoài tự nhiên. (Ảnh: Hoàng Vy)


Trước đó, rất nhiều cá nhân, tổ chức nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đã thực hiện nhân giống thủy tùng bằng phương pháp vô tính: giâm hom, nuôi cấy mô và ghép chồi. Các phương pháp này đều có thể cho ra rễ hoặc nảy chồi, nhưng khi đưa ra trồng ở môi trường tự nhiên thì không thành công. Phương pháp giâm hom đã cho ra rễ với tỷ lệ khoảng 10 – 30%, nhưng khoảng 2 tháng chuyển từ bầu thí nghiệm ra trồng ở môi trường tự nhiên thì tỷ lệ chết lên đến trên 99%. Đối với phương pháp cấy mô, mặc dù đã thành công trong việc tạo chồi, nhưng việc tạo rễ chỉ đạt tỷ lệ khoảng 23% và cũng bị chết khi trồng ở môi trường tự nhiên.

Riêng phương pháp ghép chồi, sau khi thất bại trên gốc ghép của cây samu (một trong 2 loại cây cùng loài với thủy tùng), TS Trần Vinh đã tìm hiểu và nhập hạt giống cây bụt mọc từ Mỹ về ươm, sau đó lấy gốc ghép với chồi thủy tùng. Bụt mọc là loại cây có họ hàng gần gũi nhất với thủy tùng. Kết quả, cho thấy, chồi ghép thủy tùng hoàn toàn tương hợp, sinh trưởng và phát triển tốt trên gốc ghép của cây bụt mọc. Tại vị trí ghép không có hiện tượng phình chân voi, sự phát sinh chồi vượt ở phần gốc ghép rất ít. Sau khi được di thực từ bầu ghép ra môi trường tự nhiên, cây phát triển còn mạnh hơn. Đến nay đã có hơn 1.000 cây thủy tùng được ghép thành công, một số được di thực ra trồng ở môi trường tự nhiên.

Thủy tùng còn gọi là thông nước, xuất hiện cách đây khoảng 10 triệu năm, là loài cây gỗ lớn, cao tới 25m, đường kính nhiều cây trên 1,3m. Gỗ thủy tùng có mùi thơm nhẹ, vân gỗ rất đẹp. Thủy tùng được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới thuộc nhóm IA, có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường, đang có nguy cơ diệt chủng cao.

Cần được hỗ trợ để phục sinh cây quý


Theo ghi nhận, hiện trên thế giới chỉ còn tồn tại 2 quần thể thủy tùng mọc tự nhiên ở Đắk Lắk với gần 230 cây. TS Vinh và cộng sự cũng đã thực hiện điều tra, nghiên cứu quá trình sinh trưởng cũng như công tác bảo tồn thủy tùng. Kết quả cho thấy, các quần thể thủy tùng còn lại tồn tại theo dạng quần thể nhỏ, mật độ 40 – 50 cây/1.000m2, nón đực của cây bị rụng trước khi nón cái đến kỳ thụ phấn, khiến sự giao thoa thụ phấn không thể thực hiện. Các quần thể thủy tùng ở Đắk Lắk đang bị thoái hóa nghiêm trọng, môi trường sống bị biến đổi khiến những cá thể thủy tùng còn lại không thể sinh trưởng, phát triển và đang bị chết dần.

Nguy cơ tuyệt chủng của loài “hóa thạch sống” này càng trầm trọng hơn khi tin đồn về tác dụng của thủy tùng trong việc chữa các bệnh nan y như ung thư, thấp khớp… Rồi lời đồn thổi về tác dụng trấn phong thủy của đồt vật làm bằng gỗ thủy tùng... đã tạo nên “cơn sốt” săn lùng thủy tùng. Có thời điểm người ta chứng kiến hàng ngàn người với máy móc thiết bị chuyên dụng ngụp lặn ở hồ Ea Ral hàng tháng trời để trục vớt thủy tùng. Sỗ gỗ sau khi trục vớt được các thương lái chờ sẵn trên bờ thu mua với giá cao ngất ngưởng. Rồi dòng người đổ về các vùng ruộng trũng ở xã Ea Hồ, nơi đang tồn tại một trong 2 quần thể Thủy tùng để xăm tìm từng mẫu gỗ, nhánh rễ. Đối với những cây sống, dù lực lượng kiểm lâm, dân quân tự vệ được bố trí bảo vệ tương đương với số cây còn sót lại, nhưng hễ sơ sểnh là một vài cá thể thủy tùng lại “bốc hơi”.

Theo TS Trần Vinh, với thành công trong ghép chồi thủy tùng, thì việc tạo ra các quần thể thủy tùng nhân tạo là không khó. Với các quần thể đủ lớn cùng với sinh cảnh phù hợp, thủy tùng hoàn toàn có khả năng tự thụ phấn, sinh sản bằng hạt. Khi đó công tác bảo tổn loài “hóa thạch sống” này khồng còn là vấn đề nan giải. Tuy nhiên, vấn đề nan giải nhất hiện nay là cần một dự án đủ lớn cả về tài chính lẫn khoa học-kỹ thuật mới có thể cứu vãn được thủy tùng trước nguy cơ tuyệt chủng.

(Nguồn: datviet )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Choáng với giống chuối khổng lồ cực hiếm  (20/12/2015)
4 loại cây dễ trồng khiến muỗi “kinh sợ” (20/12/2015)
Cây 9550 tuổi cổ nhất thế giới có từ kỷ Băng Hà  (20/12/2015)
Những điều kỳ thú trong thế giới thực vật (20/12/2015)
Trứng gà nhỏ nhất thế giới (16/7/2015)
Sự giống nhau giữa trí tuệ của tinh tinh và người (16/7/2015)
Vì sao cá heo hay cưỡi trên lưng cá voi? (16/7/2015)
Bão Thần Sấm đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ (17/7/2014)
Tác hại của nguồn nước ô nhiễm (17/7/2014)
Những loài thực vật kỳ lạ nhất thế giới (12/6/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Cá chết hàng loạt trên thượng nguồn sông Gianh (18/5/2012)
Nhiều loài cá quý hiếm đang bị đe dọa (17/5/2012)
Gấu trúc Trung Quốc có gốc gác từ châu Âu (17/5/2012)
Ứng dụng nuôi cấy mô để bảo tồn loài lan Kim Điệp (16/5/2012)
Bảo tồn loài ếch có nọc độc nhất thế giới (15/5/2012)
Những điều chưa biết về loài cá khổng lồ dài 8m (15/5/2012)
Lộ hình ảnh loài khỉ quý hiếm (12/5/2012)
Hệ sinh thái các nước Đông Nam Á nhìn từ vệ tinh (12/5/2012)
Tìm thấy loài voi mamut “lùn” nhất thế giới (11/5/2012)
Phát hiện mảnh cuối tử thư Amenhotep (28/4/2012)
Mây xanh lục xuất hiện tại Nga (28/4/2012)
Bồ câu có ”la bàn” trong não (27/4/2012)
Phát hiện hoa lan vani ở Việt Nam (27/4/2012)
Quái vật nửa ếch - rắn - giun siêu ”dị” ở VN (27/4/2012)
Chuột đồng to như chó (26/4/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Trứng gà nhỏ nhất thế giới
1001 kiểu sinh sản kỳ lạ của động vật
Mực khổng lồ dài 4 mét
Nắp ấm Thorel xuất hiện lại ở Việt Nam sau hơn 100 năm
Sự giống nhau giữa trí tuệ của tinh tinh và người
Nhật tìm thấy nguồn đất hiếm khổng lồ dưới biển
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt