banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Góc nhìn 360° > Thiên nhiên Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Nhiều loài cá quý hiếm đang bị đe dọa
(www.phatminh.com) Cá anh vũ, cá măng, cá lợ, rầm xanh, cá hảo, cá ngựa bắc, cá lăng, cá chiên… là những loài cá quý, hiếm trên hệ thống sông Gâm. Tuy nhiên, những loại cá nói trên đều đang có tên trong sách Đỏ Việt Nam. Bảo vệ các loài cá này hiện đang là vấn đề cấp bách.

Theo thống kê của GS.TS Mai Đình Yên, Phó Chủ tịch hội Sinh thái học Việt Nam từ năm 1996 cho thấy sản lượng khai thác cá tự nhiên trên sông Gâm ước tính khoảng 300 tấn/năm. Tuy nhiên, sản lượng khai thác thực tế hiện nay thấp hơn rất nhiều.

Khảo sát của nhóm nghiên cứu Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật cũng chỉ ra, cá anh vũ (hay còn gọi là cá “tiến vua”) trên sông Gâm vẫn còn nhưng rất ít (sản lượng chỉ còn khoảng 30% so với sản lượng khai thác năm 1970-1971), thậm chí có thể còn thấp hơn nữa. Ngoài ra, các loại cá lăng, chiên, rầm xanh… có giá trị kinh tế cao nhưng cũng bị đánh bắt cạn kiệt.

Điều này cũng dễ hiểu khi đi dọc theo bờ sông đoạn thượng nguồn Cao Bằng (khu vực huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm) dài chừng 40km, bất cứ khúc sông nào cũng có thuyền chài neo giữ với các phương tiện đánh bắt cá từ đơn giản như: chài, lưới, rọ... đến những bộ xung điện, thậm chí cả thuốc (hoá chất) để bắt cá.

Những con cá lăng quý như thế này đang bị các tay chài lưới săn lùng ráo riết. ảnh Đức Kế


TS Lê Hùng Anh thuộc nhóm nghiên cứu “Đa dạng thủy sinh vật hệ thống sông Gâm- hồ thủy điện Tuyên Quang (khu vực Tây Bắc Việt Nam)” cho biết, Sông Gâm bắt nguồn từ Trung Quốc, chiều dài sông chính là 297 km, chiều dài trên địa phận Việt Nam là 217 km qua các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang. Trên sông Gâm, các hoạt động như nạn chặt phá rừng, khai thác thủy, khai thác vàng, khai thác cát sỏi, xây dựng đập hồ thủy điện, khu đô thị tập trung phát triển với lượng chất thải lớn... đã gây tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường nước sông, đồng thời ảnh hưởng tới hệ thủy sinh vật trong hệ sinh thái sông này. Trong khi đó, nơi đây rất nhiều loài cá quý hiếm đã mang lại nguồn lợi cho bà con ven sông, song lại đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt.

Hiện chưa có nhiều nghiên cứu khảo sát về thủy sinh vật sông Gâm và hồ thủy điện Tuyên Quang giai đoạn gần đây. Các dẫn liệu về các nơi cư trú, bãi đẻ trứng, khu vực phân bố của các loài cá quý hiếm, có giá trị kinh tế, cũng như vùng nước nuôi dưỡng cá con cũng chưa được xác định một cách đầy đủ. Đặc biệt chưa có điều tra đầy đủ về điều kiện môi trường sống của sông Gâm tại khu vực Na Hang và một phần của Chiêm Hóa, Tuyên Quang sau khi có hồ thủy điện Tuyên Quang.

Công tác bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên sinh vật trên hệ thống sông Gâm-Hồ thủy điện Tuyên Quang chưa được quan tâm nhiều. Do vậy, việc nghiên cứu và xây dựng giải pháp bảo tồn, quản lý cho hệ thống sông Gâm-hồ thủy điện Tuyên Quang thành Khu bảo tồn vùng nước nội địa để bảo vệ các nơi sinh cư quan trọng, có ý nghĩa sống còn với đời sống thủy sinh
(Nguồn: datviet )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Choáng với giống chuối khổng lồ cực hiếm  (20/12/2015)
4 loại cây dễ trồng khiến muỗi “kinh sợ” (20/12/2015)
Cây 9550 tuổi cổ nhất thế giới có từ kỷ Băng Hà  (20/12/2015)
Những điều kỳ thú trong thế giới thực vật (20/12/2015)
Trứng gà nhỏ nhất thế giới (16/7/2015)
Sự giống nhau giữa trí tuệ của tinh tinh và người (16/7/2015)
Vì sao cá heo hay cưỡi trên lưng cá voi? (16/7/2015)
Bão Thần Sấm đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ (17/7/2014)
Tác hại của nguồn nước ô nhiễm (17/7/2014)
Những loài thực vật kỳ lạ nhất thế giới (12/6/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Gấu trúc Trung Quốc có gốc gác từ châu Âu (17/5/2012)
Ứng dụng nuôi cấy mô để bảo tồn loài lan Kim Điệp (16/5/2012)
Bảo tồn loài ếch có nọc độc nhất thế giới (15/5/2012)
Những điều chưa biết về loài cá khổng lồ dài 8m (15/5/2012)
Lộ hình ảnh loài khỉ quý hiếm (12/5/2012)
Hệ sinh thái các nước Đông Nam Á nhìn từ vệ tinh (12/5/2012)
Tìm thấy loài voi mamut “lùn” nhất thế giới (11/5/2012)
Phát hiện mảnh cuối tử thư Amenhotep (28/4/2012)
Mây xanh lục xuất hiện tại Nga (28/4/2012)
Bồ câu có ”la bàn” trong não (27/4/2012)
Phát hiện hoa lan vani ở Việt Nam (27/4/2012)
Quái vật nửa ếch - rắn - giun siêu ”dị” ở VN (27/4/2012)
Chuột đồng to như chó (26/4/2012)
Bắc Băng Dương thải ra khí gây hiệu ứng nhà kính (26/4/2012)
Con cá phát ”ánh xanh ma quái” (25/4/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Trứng gà nhỏ nhất thế giới
1001 kiểu sinh sản kỳ lạ của động vật
Mực khổng lồ dài 4 mét
Nắp ấm Thorel xuất hiện lại ở Việt Nam sau hơn 100 năm
Sự giống nhau giữa trí tuệ của tinh tinh và người
Nhật tìm thấy nguồn đất hiếm khổng lồ dưới biển
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt