banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Góc nhìn 360° > Hỏi & Đáp Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Vì sao không được độn ngực khi vào vũ trụ?
(www.phatminh.com) Nếu có cơ hội bay vào vũ trụ, bạn không nên độn ngực và hãy từ bỏ thói quen rắc gia vị vào thức ăn, bởi chúng có thể khiến bạn rơi vào tình thế hiểm nghèo.
Ảnh minh họa:
Ảnh minh họa: galaxywire.net.

Sống trong vũ trụ hoàn toàn khác với sống trên địa cầu. Giới khoa học cho rằng con người sẽ đối mặt với những vấn đề sau nếu sống trong không gian, theo tạp chí Discover.

Nhiều nguy cơ về sức khỏe

Trong vũ trụ, mọi chất lỏng đều có xu hướng nổi lên bề mặt. Tính chất đó khiến những người lên vũ trụ dễ bị tắc mũi, phù mặt, mất canxi ở xương, cơ teo, thận suy, ruột hoạt động chậm hơn, nhưng nhịp tim lại tăng.

Chiều cao của con người tăng

Tình trạng không trọng lượng khiến áp suất tác động lên cột sống giảm. Chiều cao trung bình của những nhà du hành vũ trụ khi ở trên quỹ đạo tăng trung bình 5 cm.

Môi trường tốt để trị chứng ngáy

Một nghiên cứu vào năm 2001 cho thấy những người thường ngáy khi ngủ sẽ tự thoát khỏi hội chứng ấy mà không cần thực hiện bất kỳ nỗ lực nào. Con người sẽ rất "thính" trong lúc ngủ trên quỹ đạo trái đất, bởi mỗi ngày mặt trời mọc tới 16 lần, phá huỷ nhịp sinh học quen thuộc của chúng ta.

Ngực độn có thể nổ

Các nước cấm nữ phi hành gia độn ngực vì trong môi trường không gian, bộ phận đó có thể nổ.

Gia vị có thể gây nguy hiểm

Các nhà du hành cũng có muối và tiêu để thêm vào thức ăn cho hợp khẩu vị nhưng chúng tồn tại ở dạng lỏng, vì dưới dạng bột nghiền chúng sẽ bay loạn xạ trong không gian. Trong lúc bay, các hạt có thể rơi vào mũi, gây nguy hiểm cho bộ máy hô hấp.

Phổi có thể nổ tung

Khi bước ra ngoài vũ trụ, nếu chẳng may bộ quần áo bảo hộ hở chỗ nào đó, con người phải nín thở vì phổi có thể bị nổ tung bởi hoạt động hô hấp. Con người không thể sống nếu trong máu không có oxy nhưng có thể nhịn thở trong vòng hai phút trong chân không. Trong chân không, nước trong khoang mũi, mắt và lưỡi bay hơi rất nhanh.

Cơ teo trong môi trường vũ trụ

Sau khi trở về Trái đất, nhà du hành vũ trụ phải tích cực vận động vì trong thời gian sống trên vũ trụ, cơ của họ teo do áp suất thấp và không có trọng lực. Họ di chuyển như một trẻ đang chập chững tập đi, dễ mất thăng bằng và thường xuyên ngã.

Không ai chết khi bay trên quỹ đạo

Chưa một nhà du hành vũ trụ nào thiệt mạng khi đang bay trên quỹ đạo, nhưng 18 người đã hy sinh do tai nạn khi đang phóng lên hoặc quay về trái đất.

Không thể bơi trên bản sao của địa cầu

Titan, vệ tinh của sao Thổ (Saturn), được coi là phiên bản thu nhỏ của trái đất. Những thăm dò ban đầu thấy Titan có sông ngòi, biển cả, đại dương và núi lửa. Cũng như trái đất, nó có bầu khí quyển dày đặc chứa 75% nitơ. Khoảng cách giữa trái đất và mặt trời tỷ lệ thuận với khoảng cách giữa Titan và sao Thổ. Tỷ lệ khối lượng giữa trái đất và mặt trời cũng bằng tỷ lệ khối lượng giữa Titan và sao Thổ.

Tắm là hoạt động không tưởng trên Titan vì sông, biển trên đó chỉ chứa metan và propan. Núi lửa ở Titan khác với núi lửa trái đất vì chúng đông cứng. Metan, propan và nước đóng băng cũng là thành phần của khí quyển trên Titan. Các nhà khoa học cho rằng trên Titan có sự sống dưới dạng đơn giản nhất, thậm chí cả vi khuẩn. Nhưng chúng chỉ tồn tại trong các đại dương khổng lồ (trong đó nước chiếm tới 90%), bên dưới bề mặt của Titan.

(Nguồn: express )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Tại sao mỗi chúng ta đều có một đường rãnh kỳ lạ dưới mũi? (30/12/2015)
TẠI SAO PHỤ NỮ CÓ GIA ĐÌNH LẠI KHÔNG TIN TƯỞNG HÔN NHÂN? (22/12/2015)
ĂN QUÝT ĐỪNG BỎ VỎ, ĐỂ DÙNG TRỊ BỆNH LẶT VẶT (22/12/2015)
Có phải do tôi uống thuốc nhiều quá nên khó có con hay không? (18/12/2015)
”Té ngửa” trước những sự thật khoa học bạn vẫn thường thắc mắc (16/12/2015)
10 câu hỏi khoa học đơn giản nhưng ít người trả lời được (16/12/2015)
Bày trí bàn học theo vài góc cơ bản (1/10/2014)
Vì sao lập trình viên dễ bị... điên? (24/9/2014)
Tại sao nhện cái ăn thịt bạn tình trước khi giao phối? (26/4/2014)
9 điều quan trọng hơn tiền bạc (14/4/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Tại sao rắn hổ mang bành rộng cổ được? (13/8/2012)
Vì sao cơ thể không thể chống lại virus HIV? (2/8/2012)
Vũ trụ có mùi gì?  (31/7/2012)
Vì sao ngựa vằn có vằn?  (31/7/2012)
5 câu hỏi hoạch định cuộc đời: Câu hỏi thứ 2- Bạn có mục tiêu không? Bạn làm gì để đạt được mục tiêu đó? (30/7/2012)
Vì sao tay phải người Neanderthal to gấp đôi tay trái? (24/7/2012)
Câu hỏi hoạch định cuộc đời - Câu hỏi số 1: Bạn nghĩ mình là ai?  (24/7/2012)
Tác hại của sự trì hoãn (3/7/2012)
Bắt bệnh trì hoãn  (28/6/2012)
Cả nhân loại nặng bao nhiêu kg? (19/6/2012)
Tại sao hai đầu quả trứng lại to, nhỏ khác nhau? (23/5/2012)
Tại sao lại có tiếng sóng trong vỏ ốc biển? (21/5/2012)
Tay 6 ngón là tai họa?  (17/5/2012)
Ăn đồ ngọt nhiều sẽ kém thông minh? (16/5/2012)
Con lừa có thực sự ngu và cứng đầu? (16/5/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Tại sao mỗi chúng ta đều có một đường rãnh kỳ lạ dưới mũi?
TẠI SAO PHỤ NỮ CÓ GIA ĐÌNH LẠI KHÔNG TIN TƯỞNG HÔN NHÂN?
ĂN QUÝT ĐỪNG BỎ VỎ, ĐỂ DÙNG TRỊ BỆNH LẶT VẶT
Bày trí bàn học theo vài góc cơ bản
Thành phần hóa học của mực bút bi là gì?
10 sự thật về cà phê
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt