banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Tin công nghệ Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Chụp ảnh võng mạc mắt bằng điện thoại thông minh
(www.phatminh.com) Nhiều người không muốn đi kiểm tra mắt vì lý do đắt đỏ hoặc tốn thời gian. Nhưng những vấn đề này sẽ chỉ là quá khứ vì hiện nay, các nhà nghiên cứu đang phát triển các công nghệ tiết kiệm cho phép một chiếc điện thoại thông minh chụp những bức hình phần trước và sau mắt với chất lượng cao.

Sẽ đơn giản hơn rất nhiều khi bất cứ ai sau khi được hướng dẫn có thể tự chụp hình cầu mắt của mình và gửi đến cho các bác sỹ chuyên khoa, những người sẽ chẩn đoán và lưu chúng lại trong hồ sơ bệnh án điện tử. Công nghệ này làm tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc về mắt cũng như giúp các bác sỹ đưa lời khuyên cho bệnh nhân ở xa.

"Công nghệ này giống ứng dụng Instagram dành riêng cho mắt vậy", Robert Chang, Phó giáo sư nhãn khoa, Đại học Y khoa Stanford, một trong số các nhà nghiên cứu về vấn đề này cho hay.

Các thiết bị hiện được dùng để chụp ảnh mắt tốn khoảng 10.000 USD và đòi hỏi người điều khiển thiết bị được đào tạo bài bản. Nhiều nơi xa xôi trên thế giới thậm chí còn không có khả năng tiếp cận những thiết bị như thế này.

Bác sỹ nhãn khoa David Myung, tác giả chính của nghiên cứu công nghệ này cho biết:"Đưa điện thoại thông minh vào hỗ trợ khám mắt sẽ tăng cường việc cung cấp các chăm sóc y tế cho mắt, cụ thể hơn là đưa các dịch vụ này tới những nơi mà người dân khó tiếp cận với chúng hơn".

"Chúng tôi hy vọng có thể nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, đặc biệt là người bệnh ở các nước đang phát triển, những nơi có khá ít bác sỹ nhãn khoa".

"Thử tưởng tượng một nạn nhân tai nạn giao thông được chuyển đến cấp cứu với một bên mắt bị thương gây tụ máu ở phần trước của nhãn cầu. Bác sỹ chỉ có thể dùng lời miêu tả tình trạng bệnh nhân trong bệnh án điện tử".

“Smartphone ngày nay không chỉ tích hợp thêm camera để hỗ trợ những miêu tả trên bằng những bức hình có độ phân giải cao, mà còn có cả khả năng truyền dữ liệu giúp tải các bức ảnh đó lên bệnh án điện tử một cách an toàn chỉ trong vài giây”.

Bác sỹ Myung tin tưởng công nghệ này là một bước tiến gần hơn đến việc chẩn đoán bệnh từ xa.

“Việc chăm sóc cho bệnh nhân phải được tiến hành nhanh, do đó yêu cầu đặt ra là khả năng chụp ảnh nhanh trong vài giây và có thể tải lên ngay lập tức tới một máy chủ được bảo mật", bác sỹ Myung cho biết.

Hiện các nhà nghiên cứu đang thiết kế một bộ điều hợp bỏ túi giúp điện thoại thực hiện chức năng chụp ảnh mắt này. Sau một vài thử nghiệm, họ đã tìm ra một kết hợp phóng đại hình ảnh và lượng ánh sáng phù hợp.

Chụp ảnh võng mạc mắt bằng điện thoại thông minh

“Phải mất một chút thời gian để tìm ra ống kính và lượng ánh sáng phù hợp và hiệu quả", bác sỹ Myung chia sẻ việc đang dựng một nguyên mẫu từ những bộ phận thông thường như nắp nhựa và các miếng đệm bằng nhựa, đèn LEDs, công tắc, khung, ống kính macro và thậm chí là các mảnh xếp hình Lego.

Sau khi chụp hình thành công phần phía trước của mắt, bác sỹ Myung đang tập trung vào việc tái hiện lại ánh sáng bên trong của phần phía sau mắt, hay còn gọi là võng mạc.

“Chụp ảnh võng mạc khó hơn nhiều, bởi bạn phải tập trung ánh sáng qua con ngươi để chạm được vào bên trong mắt".

Bác sỹ Myung đã tìm ra khoảng cách và điều kiện ánh sáng thích hợp cho một bộ điều hợp đơn giản kết nối một ống kính kiểm tra truyền thống vào điện thoại thông minh để chụp ảnh mắt. Một mô hình máy tính của các nguyên mẫu được sử dụng để tạo ra hình ảnh ba chiều.

Nghiên cứu chất lượng hình chụp của điện thoại thông minh sẽ được thực hiện tại Khoa cấp cứu, Đại học Stanford, trong khi một nghiên cứu khác sẽ kiểm tra khả năng phát hiện bệnh về mắt trên bệnh nhân tiểu đường bằng ảnh chụp trên điện thoại thông minh thông qua bộ điều chế này.

Một số lượng nhỏ sản phẩm, được đặt tên là EyeGo sẽ được sản xuất chỉ để phục vụ cho các mục đích nghiên cứu này.

(Nguồn: phatminh )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Sáng nay hàng loạt thuê bao MobiFone bất ngờ bị mất liên lạc (1/4/2016)
Những điều vi diệu mà bạn không thể tin Google có thể làm (1/4/2016)
Cận cảnh chiếc iPad Pro vàng hồng có camera lồi vừa về Việt Nam (1/4/2016)
Ngắm iPhone 7 tuyệt đẹp với nhiều phiên bản màu mới (1/4/2016)
3 xu hướng công nghệ mới về camera mà smartphone thời nay buộc phải chú ý (21/3/2016)
Đánh giá Galaxy S7 và S7 edge: Kiệt tác gần hoàn hảo (21/3/2016)
Cha đẻ của email vừa qua đời ở tuổi 74 (8/3/2016)
Cây Bonsai bay lở lửng (8/3/2016)
Chiếc áo khoác đặc biệt có thể chịu được nhiệt độ tới -200 độ C (8/3/2016)
Công nghệ camera radar 200 kg thu nhỏ còn như móng tay (8/3/2016)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Kính áp tròng giúp con người nhìn được trong bóng tối? (22/3/2014)
Sắp có máy dịch tiếng chó ra tiếng người (20/3/2014)
Điện thoại di động có cần ”khiên bức xạ”? (19/3/2014)
Chế tạo tế bào quang năng dẻo, bán trong suốt từ vật liệu siêu mỏng (19/3/2014)
May rủi khi mua hàng điện tử second hand (17/3/2014)
Mạng Internet sẽ ra sao trong năm 2025? (14/3/2014)
Hà Đông xem xét hồi sinh lại Faply Bird (12/3/2014)
Sony Xperia Z2 sẽ được bán tại Hàn Quốc trước Samsung Galaxy S5 (12/3/2014)
LG ra mắt bộ 3 smartphone giá mềm (10/3/2014)
Mở hộp smartphone cỡ lớn Lumia 1320 sắp bán tại Việt Nam (31/12/2013)
Thua kiện Nokia, HTC bị cấm bán toàn bộ thiết bị Android tại Đức (31/12/2013)
Màn hình tương lai: Không khí và sương mù (31/12/2013)
Google bị yêu cầu gỡ bỏ 235 triệu ”link” bất hợp pháp (31/12/2013)
Hơn 1,7 tỉ cuộc tấn công mạng trong năm 2013 (31/12/2013)
Aveo X7 - Smartphone đáng mua năm 2013. (30/12/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Những sản phẩm công nghệ kì lạ của tương lai
Tìm ra phương pháp chế tạo chip 9nm
iPhone 5 sẽ xuất hiện nửa đầu năm sau?
Cha đẻ của email vừa qua đời ở tuổi 74
Trung Quốc tham vọng xây dựng chuẩn kiến trúc CPU riêng
“Choáng” với cấu hình của Sony Xperia Z3X vừa lộ
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt