banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Ý tưởng Xanh > Ý tưởng Việt Nam Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Sản xuất phân compost từ rác hỗn hợp
(phatminh.com) Công ty TNHH xử lý chất thải rắn VN (VWS) - chủ đầu tư Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (huyện Bình Chánh, TP.HCM) vừa nhập về 4 dàn máy hiện đại, đồng bộ của Mỹ để sản xuất phân compost từ rác hỗn hợp chưa được phân loại tại nguồn.
Dàn máy sản xuất phân compost của VWS nhập từ Mỹ - Ảnh: Mai Vọng

Ông David Dương, Tổng giám đốc VWS cho biết, theo hợp đồng với TP.HCM, VWS sẽ tiếp nhận rác được phân loại tại nguồn để chạy các dây chuyền của nhà máy, bao gồm dây chuyền phân loại rác tái chế và dây chuyền sản xuất phân compost từ rác hữu cơ. Tuy nhiên, do hiện tại TP.HCM vẫn chưa thực hiện được việc phân loại rác tại nguồn nên chưa có lượng rác đã phân loại giao cho VWS để vận hành hai dây chuyền nói trên.

Không thể tiếp tục chờ đợi, VWS đã quyết định nhập 4 dàn máy hiện đại, tiên tiến của Mỹ để sản xuất phân compost từ rác hỗn hợp không cần phân loại tại nguồn. Các dàn máy này sẽ cho ra loại phân bón có chất lượng cao, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng, có thể sử dụng cho bất kỳ loại cây trồng nào, kể cả rau cải.

Dàn máy có tên gọi Comptech trị giá gần 7 triệu USD, với những thiết bị hoàn toàn tự động, công suất thiết kế 30 tấn phân compost/giờ. Tính ưu việt của dây chuyền này là tiếp nhận rác hỗn hợp chưa qua phân loại, sau đó đưa vào sấy khô, nghiền, tách kim loại, lọc ra các loại rác vô cơ khác như túi nylon, nhựa... để còn lại hoàn toàn là rác hữu cơ; sau đó sẽ ủ, tạo vi sinh, diệt vi khuẩn có hại... và sau 45 ngày sẽ cho ra sản phẩm phân bón phù hợp với các loại cây trồng, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng và bảo vệ sự tự nhiên của đất, không như phân hóa học.

Ông David Dương cho biết, VWS sẽ sản xuất phân compost chất lượng tốt với giá cạnh tranh, để giúp cho người nông dân giảm giá thành các sản phẩm nông sản. Dây chuyền sản xuất phân compost này sẽ thu hút khoảng 280 người lao động vào làm việc khi đi vào hoạt động 100%.

Trong thời gian đầu, VWS sẽ sản xuất 300 tấn phân mỗi ngày, sau đó nâng dần công suất lên và đến cuối năm sẽ đưa ra thị trường với sản lượng 1.000 tấn/ngày. Với sự xuất hiện của dàn máy sản xuất phân compost này, lượng rác chôn lấp tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước vì thế cũng sẽ được giảm bớt. Cứ mỗi tấn rác hỗn hợp đưa vào, VWS sẽ sản xuất ra được khoảng 600 kg phân compost. 10% các loại rác khác như kim loại, nylon sẽ được tái chế, 20% sẽ được tiêu hủy trong quá trình sản xuất sấy khô, còn 10% rác còn lại vẫn phải chôn lấp với công nghệ hợp vệ sinh, có hệ thống thu gom khí gas metan để sản xuất điện. Theo kế hoạch, trong năm 2012, nhà máy phát điện có công suất 12MW, vốn đầu tư khoảng 16 - 17 triệu USD sẽ được xây dựng. Đây sẽ là nguồn năng lượng xanh, góp phần bảo vệ môi trường.

Dây chuyền chờ chương trình phân loại rác

Dây chuyền phân loại rác tái chế có công suất 500 tấn/ngày, trị giá khoảng 10 triệu USD vẫn chưa hoạt động vì chờ TP.HCM triển khai việc phân loại rác tại nguồn. Nói về dây chuyền đang nằm "trùm mền" này, ông David Dương cho biết với số vốn đầu tư như thế mà không hoạt động thì rất lãng phí, công ty cũng bị thiệt hại về kinh tế vì nhà máy nằm không mà vẫn phải trả lãi vay, trong khi nếu đi vào hoạt động thì dây chuyền này sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 400 - 500 người.  Tuy nhiên, để triển khai thực hiện được chương trình này trên toàn TP với sự hưởng ứng của người dân, có thể sẽ mất nhiều năm. VWS đang tìm hướng ra cho dây chuyền này có thể đi vào hoạt động trong thời gian chờ đợi TP.HCM thực hiện việc phân loại rác tại nguồn.

(Nguồn: TNo )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
FPT và Fujitsu xây dựng nhà máy rau tại Hà Nội (16/12/2015)
10 ý tưởng công nghệ xanh táo bạo (16/12/2015)
Chai nước thông minh, sản phẩm sáng tạo của người Việt (24/7/2015)
Biến tre gai thành khung xe đạp xuất khẩu (4/4/2014)
Giải pháp đột phá nhân giống cây trồng đặc sản (15/3/2014)
Chim Flappy Bird được chế tác bằng vàng (12/3/2014)
Nắp ổ cắm điện tích hợp đèn cảm biến ánh sáng (11/3/2014)
Sử dụng hệ thống thử nghiệm xoay chiều di động kiểu biến tần vào thử nghiệm điện áp xoay chiều cho trạm biến áp với cách điện khí (GIS) cấp điện áp tới 220kV (22/12/2013)
Công trình khí sinh học hình ống quy mô trung bình (Plug – flow) (22/12/2013)
Sản xuất túi đựng nước cho bộ đội và dân cư ở hải đảo (21/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Tưởng tượng về thuyết tương đối rộng (16/3/2012)
Chế tạo hệ thống chữa cháy đa năng (11/2/2012)
Từ trường nguồn năng lượng của tương lai (8/2/2012)
Huế: Nuôi kỳ đà thương phẩm theo quy mô nông hộ (7/2/2012)
Ngưng thời gian vũ trụ (4/2/2012)
Người sáng chế bếp thần (30/1/2012)
Thi sáng tạo ý tưởng khoa học (13/1/2012)
Xe quét và hốt rác tự động (11/1/2012)
Mô hình tưới phun mưa cho cây chè đạt hiệu quả (11/1/2012)
Chó máy đa năng của sinh viên Việt Nam (9/1/2012)
Chuyển từ sử dụng tiền mặt chuyển sang dùng thẻ (7/1/2012)
Người kỹ sư già có nhiều “sáng chế” (30/12/2011)
Chế tạo được máy trợ thở cá nhân với giá thành rẻ (27/12/2011)
Máy tự động vớt rác trên mặt nước (22/12/2011)
Chế thuốc phù não từ nấm và rong biển (21/12/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
FPT và Fujitsu xây dựng nhà máy rau tại Hà Nội
10 ý tưởng công nghệ xanh táo bạo
Chai nước thông minh, sản phẩm sáng tạo của người Việt
Biến tre gai thành khung xe đạp xuất khẩu
Giải pháp đột phá nhân giống cây trồng đặc sản
Cậu học trò quê chế tạo máy thái rau quả …
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt