Trồng cây cải dầu để khử phóng xạ ở Tchernobyl
Để giảm nhiễm phóng xạ trên đất, những phương pháp khoa học mới đang được thí nghiệm với sự ủng hộ hữu ích của các chuyên viên Nhật.

Cây cải dầu hút nguyên tố phóng xạ

Gần 30 năm, sau thảm họa Tchernobyl xảy ra vào ngày 26/4/1986, bất chấp cả luật pháp và những cấm đoán, dân cư vẫn còn sống xung quanh Tchernobyl, cuối cùng họ cũng có gì đó để hy vọng. Trong khuôn khổ “chương trình khôi phục và phát triển Tchernobyl (Chernobyl Recovery and Development Programme-CRDP) do Chương trình của Liên Hiệp Quốc về phát triển (UNDP) đưa ra, vùng này có thể mong đợi những thay đổi thật sự. Cộng đồng quốc tế nhấn mạnh đến sự cần thiết phải chuyển sang một cuộc sống ổn định trong những vùng lãnh thổ bị nhiễm phóng xạ đã được giảm đáng kể từ năm 1986. Tuy nhiên vẫn còn chưa được giải quyết được trong lĩnh vực sức khỏe.

Quang cảnh hoang phế ở Tchernobyl sau gần 30 năm (ảnh báo chí nước ngoài)

Theo các chuyên gia, chỉ có 1-2% trẻ em sinh ra ở đây có sức khỏe tốt. Một trong những nguyên nhân chính là do tiêu thụ những sản phẩm trồng ở vùng đất này bị nhiễm những nguyên tố phóng xạ.

 Thực tế này đã khiến các hiệp hội nhân đạo thay đổi chiến lược, như

Tchernobyl – Chubu, hiệp hội giúp đỡ cho Tchernobyl do quận Chubu của Nhật lập ra. Cho đến nay tổ chức phi chính phủ này trước hết chăm lo cung cấp cho Ucraina thuốc men và các thiết bị y tế. Đồng thời những người Nhật đã đưa ra dự án “Cây cải dầu để hồi phục vùng Narodytchi”. Một trong những tác giả chính của dự án này là nhà sinh vật học Masahara Kawata, đã trở thành công dân danh dự của vùng Narodytchi. Như Evguenia Dontcheva, Phó giám đốc của Hiệp hội Nhân đạo Otages de Tchernoby, giải thích tất cả những hoạt động cứu trợ đều qua trung gian của bà, bởi vì những người Nhật chỉ tin vào những tổ chức phi chính phủ. Tài trợ của Nhật đã lên đến 9,3 triệu yen (84.000 euro).

Phía Tchernobyl – Chubu nói thêm rằng, số tiền này vừa trang trải cho tiền cấp cho cá nhân vừa là chi phí cho học bổng, mà phần lớn là từ quỹ tiết kiệm của bưu điện. Để đảm bảo sự giám sát khoa học, những người lãnh đạo của Otages de Chernobyl đã nhờ những nhà chuyên nghiệp của Trường đại học Quốc gia Môi  trường nông nghiệp Jytomir.

Theo Tomiyo Hara, đồng tác giả của dự án, việc sử dụng cây cải dầu sẽ giúp giảm được lượng nguyên tố phóng xạ nằm trong đất của Tchernobyl (nơi có tỉ lệ phóng xạ vượt hơn nhiều tiêu chuẩn cho phép), đồng thời loại cây trồng này hút những nguyên tố phóng xạ có hiệu quả hơn những cây trồng khác. Một khi giai đoạn này vượt qua được, sẽ có thể trồng những cây khác… Người ta cũng hy vọng sẽ giảm được nhiều nông sản nhiễm xạ để dân cư tránh được nhiễm xạ có liên quan đến dùng rau tại địa phương. Chính việc tiêu thụ này trên thực tế là một trong những nguyên nhân tăng tỉ lệ mắc bệnh.

Ông Tomiyo Hara nhấn mạnh, chưa bao giờ có một dự án được thực hiện trên quy mô lớn như thế trên thế giới. Ngoài ra ông còn nêu lên rằng, dầu chiết xuất từ cải dầu có thể dùng để sản xuất những nhiên liệu sinh học. Và để hạn chế khối lượng sinh học – biomasse (thân cây và lá) tích tụ các nguyên tố phóng xạ đã hút từ đất, có thể dùng để sản xuất biogaz không chứa những nguyên tố phóng xạ ít nguy hiểm hơn so với strotium hoặc cesium.

Hồi sinh đất phóng xạ

Trong năm 2007, Anton Malinosky, Hiệu trưởng Học viện đã công bố một bản chuyên khảo về chủ đề này, lấy tên “Hồi sinh đất nông nghiệp trong những vùng bị nhiễm phóng xạ”. Trước khi gánh phần về tiến hành thí nghiệm cây cải dầu, các nhà khoa học Ucraina đã tiến hành một số thí nghiệm. Theo những thông tin của ông Didoukh, dự án sẽ kéo dài 5 năm. Một khi dự án hoàn thành, chính quyền địa phương sẽ nhận được những lời khuyên và kiến nghị về kỹ thuật trồng cây cải dầu, sản xuất nhiên liệu sinh học và biogaz đối với vùng đất bị nhiễm xạ đã được hồi phục.

Theo những tính toán của các nhà khoa học, vùng Narodytchi rộng khoảng 10.000ha đất bị nhiễm xạ sẽ có thể được hồi phục dùng vào mục đích khai thác nông nghiệp. Tuy thế, như Didoukh nhận xét còn chưa chắc những nông dân của vùng làm việc trên những mảnh đất của họ. Nguyên nhân chính là cần phải sử dụng máy móc nông nghiệp phức tạp mà những nông dân trong vùng chưa làm chủ được. Việc thay đổi cây trồng dự kiến sẽ thực hiện một hệ chuyển đổi cây trồng rất phức tạp và phải có giống cây cải dầu thích nghi với khí hậu của địa phương.

Bên cạnh làng Stary Charno, về lý thuyết đất bỏ hoang, người ta đã gieo cải dầu vào mùa xuân trên một cánh đồng thí nghiệm rộng 4ha bị nhiễm xạ nặng. Việc trồng thí nghiện đã đi vào năm thứ ba. Những hạt thu về sau đó sẽ được xử lý ở Nardytchi. Tại đây, một máy ép để lấy dầu và một máy lọc sạch dầu đã được lắp đặt với sự giúp đỡ tài chính của phía đối tác Nhật, cũng như máy móc để sản xuất nhiên liệu sinh học. Những thử nghiệm đã được thực hiện để sản xuất nhiên liệu sinh học.

Trong làng Lasky, tại một địa điểm của nông trại Ihor Kaletsky, người ta cố gắng sản xuất biogaz từ phân bò. Tomiyo Hara đã đặt tại chỗ một xitéc để thu khí metan. Đã thu được một mẻ khí biogaz đâu tiên, nhưng với số lượng nhỏ. Công nghệ không được tiên tiến lắm, đang được cải tiến. Trong số những trở ngại kìm hãm chương trình, ông Hara nêu ra sự thiếu đào tạo cán bộ chuyên môn của địa phương. Bởi vì không có người nào trong vùng có kinh nghiệm về sản xuất nhiên liệu sinh học và  biogaz. Có rất ít người trong khu vực này ở Ucraina. Trong khi đó về phía Nhật cũng như Ucraina, không có cùng quan điểm về thực hiện dự án này… Nhưng để mở rộng thí nghiệm cần có nhiều người hơn nữa tham gia.

Đây không phải lần đầu tiên thí nghiệm sản xuất biogaz đem lại kết quả trong vùng. Những người tham gia trong lĩnh vực này là những công chức, những doanh nhân đã nhận thức được cơ hội đặc biệt để tiến hành những thí nghiệm này bởi vì chúng giúp đánh giá được những công nghệ mới và phân tích những vấn đề có liên quan đến ứng dụng cụ thể trong điều kiện thực tế tại thực địa, trên bình diện nông nghiệp và công nghiệp. Những thí nghiệm khoa học trong khuôn khổ một số thiết bị có được không cho phép sử dụng vào mục đích thương mại. Bất luận thế nào, những người Nhật, với sự cộng tác của các nhà khoa học Jytomir đã chìa cần câu để hy vọng vào một ngày nào đó sẽ thu được một mẻ kỳ diệu. Việc làm sạch đất của Tchernobyl sẽ cải thiện được sức khỏe của cư dân ở đây, vừa mở đường cho ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng.

(Nguồn: Petro Times )