banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Tin tức > Sự kiện Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Áo nâng ngực mặc dưới da
(www.phatminh.com) Ba phụ nữ Anh vừa trải qua một cuộc phẫu thuật kiểu mới, mang tính cách mạng, trong đó họ được gắn “áo nâng ngực” dưới da để chống lại sự chảy xệ của vòng 1.

Áo nâng ngực bên trong cơ thể cấu tạo gồm một quả áo ngực bằng silicon loại tốt, ở dạng rắn đặt dưới mô vú và các dây đeo bằng lụa gắn cố định vào xương sườn của bệnh nhân để nâng đỡ bầu ngực. Chúng vô hình dưới da và giúp phụ nữ như không mặc áo nâng ngực mà vẫn có cặp tuyết lê đẹp như mong muốn.

Điều quan trọng hơn, các nhà sáng chế khẳng định, áo nâng ngực loại mới không gây rò rỉ dưới da. Đây là một thông tin được hoan nghênh sau sự cố silicon rò rỉ từ túi nâng ngực PIP của Pháp có thể gây ung thư, từng gây rúng động toàn cầu.

Áo nâng ngực mặc… dưới da
Áo nâng ngực dưới da cấu tạo gồm một quả áo ngực bằng silicon loại tốt, ở dạng rắn đặt dưới mô vú và các dây đeo bằng lụa gắn cố định vào xương sườn của bệnh nhân để nâng đỡ bầu ngực. (Ảnh: Daily Mail)

Chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ ngực hàng đầu Anh, giáo sư Jian Farhadi đã tiến hành 3 ca phẫu thuật thử nghiệm áo ngực dưới da đầu tiên tại bệnh viện Guy's and St Thomas ở London hồi tuần trước. Mỗi ca phẫu thuật kiểu này kéo dài 45 phút, với chi phí khoảng 6.000 Bảng (hơn 216,7 triệu đồng), cao hơn 1.000 Bảng (36,1 triệu đồng) so với chi phí tiến hành phẫu thuật nâng ngực thông thường.

Anh nhiều khả năng sẽ miễn phí phẫu thuật kiểu này cho các bệnh nhân tham gia khám chữa bệnh trong hệ thống y tế công đã bị thu nhỏ ngực do trị bệnh và những bệnh nhân bị ung thư vú. Dạng phẫu thuật này có thể được áp dụng từ năm tới, theo báo The Sun.

Dù rất hoan nghênh loại hình phẫu thuật mới, nhưng các chuyên gia yêu cầu sự thận trọng và kêu gọi tiến hành thêm các thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn nhằm kiểm tra những ảnh hưởng lâu dài của áo ngực dưới da đối với chị em phụ nữ.

Theo giáo sư Kefah Mokbel thuộc Viện nghiên cứu Vú London, kỹ thuật cấy ghép áo ngực dưới da đã được phát triển từ năm 2007 và là một thành tựu rất thú vị. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh tới tầm quan trọng phải tiến hành các thử nghiệm toàn diện để đánh giá mọi tác dụng phụ tiềm tàng đối với người dùng, chẳng hạn liệu áo nâng ngực dưới da có ảnh hưởng tới hình dáng “núi đôi” hay gây sẹo về dài hạn hay không hoặc việc điều chỉnh dây áo lụa gắn với xương sườn có tác động tiêu cực tới chủ nhân hay không.

Ông Mokbel nói thêm rằng: “Ngực chảy xệ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như thể tạng sinh học của người phụ nữ, kích cỡ vòng 1 của họ, số lần sinh đẻ và các yếu tố khác. Kỹ thuật mới được quảng cáo là một giải pháp kỳ diệu để đối phó với tình trạng cặp tuyết lê bị chảy xệ mà không để lại mấy sẹo. Dẫu vậy, nhiều phụ nữ có vòng 1 chảy xệ không muốn nâng mô vú. Họ đòi hỏi phẫu thuật để giải quyết lớp da ngoài nhão chùng. Do đó, kỹ thuật mới có thể được sử dụng đồng thời với phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực phổ biến hiện nay để giảm nguy cơ xuất hiện chảy xệ vòng 1”.

(Nguồn: Vietnamnet, Daily Mail )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
FBI bẻ khóa thành công iPhone, sẵn sàng  (1/4/2016)
Cáp quang AAG bảo trì, internet quốc tế chậm vài ngày (8/3/2016)
Chủ tịch Đường sắt: ’Tôi không đổ lỗi cho cấp dưới về chủ trương mua tàu cũ’ (19/2/2016)
Độc, lạ cây mai 50 tuổi hoa mọc thẳng từ... thân (4/2/2016)
Đắk Lắk: Câu được cá lăng khủng dài gần 2 mét trên sông Sêrêpôk (30/1/2016)
Khí lạnh cực mạnh từ Trung Quốc tràn về Việt Nam ngay sát Tết (30/1/2016)
Quảng Ninh: 3 công nhân bị vùi lấp do sạt lở núi đá nghiêm trọng (30/1/2016)
Nghị quyết quan trọng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (30/1/2016)
Tuyết dày 20cm lần đầu xuất hiện tại Nghệ An (26/1/2016)
Khẩn trương điều tra vụ Trung tá CSGT hy sinh khi làm nhiệm vụ vùng băng tuyết (26/1/2016)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
LG G Watch lộ ảnh chân thực và giá bán khoảng 6 triệu đồng  (19/4/2014)
Mở cửa phòng thí nghiệm để học sinh tham quan (11/4/2014)
Những phát minh siêu độc đầu 2014 (8/4/2014)
RAM không cần năng lượng trong 20 năm (4/4/2014)
Những chiếc hộp mai táng 2.000 năm tuổi (2/4/2014)
Những phát minh thú vị ít người biết (1/4/2014)
Việt Nam xử lý thành công ảnh vệ tinh viễn thám (31/3/2014)
Công dụng tuyệt vời của trái ớt (27/3/2014)
Sony sẽ không đầu tư vào thiết bị chạy Android Wear (26/3/2014)
Chế tạo đèn LED siêu mỏng, dày hơn nguyên tử 3 lần (26/3/2014)
Mũi người ngửi được 1.000 tỷ mùi khác nhau (25/3/2014)
Tuyển tập loài động vật tự tỏa mùi thơm giống Hàm Hương (24/3/2014)
Câu chuyện ra đời của Giờ trái đất (22/3/2014)
10 khám phá khảo cổ học gây tranh cãi (20/3/2014)
Trung Quốc dùng máy bay không người lái làm sạch ô nhiễm (19/3/2014)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Đắk Lắk: Câu được cá lăng khủng dài gần 2 mét trên sông Sêrêpôk
Khí lạnh cực mạnh từ Trung Quốc tràn về Việt Nam ngay sát Tết
Độc, lạ cây mai 50 tuổi hoa mọc thẳng từ... thân
Chủ tịch Đường sắt: 'Tôi không đổ lỗi cho cấp dưới về chủ trương mua tàu cũ'
Cáp quang AAG bảo trì, internet quốc tế chậm vài ngày
Nghị quyết quan trọng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt