Archimede và "bí mật trong chiếc vương miện"
Archimede có câu nói nổi tiếng rằng: ”Hãy cho tôi một đểm tựa, tôi sẽ nâng quả đất lên”. Tất nhiên đây chỉ là câu nói để nâng cao tính ưu việt của định luật đòn bẩy, chứ không làm được trong thực tế.

Archimede sinh năm 287 TCN. Ông là nhà Toán Học,Vật Lý của Hy Lạp. Ông sinh ở thành phố cảng Syracure, Sicily và đã có nhiều phát minh nổi tiếng, điển hình là:

+Lực đẩy Archimede.

+ Định luật đòn bẩy.

+ Làm các tấm gương lớn hội tụ ánh sáng mặt trời thêu rụi các con tàu của người La Mã…

Ä Góp phần lớn cho lĩnh vực phát triễn khoa học ngày nay.

Archimede có câu nói nổi tiếng  rằng: "Hãy cho tôi một đểm tựa, tôi sẽ nâng quả đất lên”. Tất nhiên đây chỉ là câu nói để nâng cao tính ưu việt của định luật đòn bẩy, chứ không làm được trong thực tế. Ông chỉ ra rằng: "Đòn bẩy là cơ cấu để cân bằng momen của 1 lực lớn bởi momen của 1 lực nhỏ hơn”. Khi đòn bẩy ở trạng thái cân bằng tổng momen của 2 lực trực đối với điểm tựa bằng không, sau khi tính toán để nâng được một vật có khối lượng bằng Trái đất lên cao 1cm thì phải mất thời gian hơn 30 tỷ năm.

Bí mật trong chiếc vương miện

Archimede là nhà vật lý học cổ Hy Lạp, sinh ra ở thành phố Xuy-ra đảo xi-xi-ri. Do có kiến thức uyên bác nên ông được nhà vua và toàn dân kính trọng.

Có lần nhà vua giao cho thợ kim hoàn làm vương niệm bằng vàng, tất cả số vàng dùng làm vương niệm đều được cân trước. Một thời gian sau, vương niệm đã làm xong, đem dâng cho nhà vua. Nhà vua rất đỗi vui mừng, cầm chiếc vương niệm xoay vài vòng. Bỗng nhiên ý nghĩ hoài nghi lóe lên, nhà vua hỏi người thợ: ”Chiếc vương niệm này đều làm bằng vàng rồng cả đấy chứ ?”. “Thưa vâng ạ”,người thợ đáp dứt khoát.

“Không đúng, ta thấy các ngươi đã trộn bạc lẫn vào vàng để ăn cắp vàng của ta!”.

“Kẻ hèn mọn này đâu dám! Đâu dám!”

Vì không có chứng cứ, người thợ nhất định không nhận, nhà vua quay lại hỏi đám quần thần của mình: “Các khanh có thấy đúng vậy không?”

Đám quần thần cũng chẳng người nào biết. Lúc đó có một vị đại thần đề nghị:

“Thưa bệ hạ hãy cho triệu mời Archimede đến kiểm tra”

“Ừ, được”, nhà vua đồng ý với đề nghị.

Archimede được mời vào cung vua, vua nói với Archimede.

“Archimede ta cần ngươi kiểm tra xem trong chiếc vương này đã bị  trộn vào bao nhiêu vàng, nhưng không được làm  hỏng vương niệm”.

Archimede nhận lệnh nhà vua giao cho, đem vương niệm về nhà tìm cách kiểm tra. Nhiều ngày trôi qua mà ông vẫn chưa có cách gì để kiểm tra. Archimede lo lắng suy nghĩ, quên cả ăn, mất cả ngủ. Hôm đó, ông vào buồn tắm, ngâm mình vảo bồn nước nhìn thấy hiện tượng có nước tràn ra ngoài, trong đầu liền lóe lên biện pháp giải quyết ra vấn đề, vì quá mừng rỡ ông  quên cả việc mặc quần áo nhảy vọt ra khỏi bồn tắm, vừa chay vừa la:

“Ơ rê ca! ơ rê ca!!!!” ( tìm thấy rồi, tìm thấy rồi ), mọi người chung quanh đều cho là Archimede bị điên, thì ra trong khi tắm Archimede phát hiện ra rằng: “ trọng lượng của vật thể bị giảm đi khi ngậm trong nước đúng bằng trọng lượng nước mà nó chiếm chỗ”. Trên cơ cở nguyên lý này ông đã tìm thấy biện pháp kiểm tra chiếc vương niệm. Ông bỏ chiếc vương niệm vào trong một chậu nước đầy, hứng lấy số nước tràn ra rồi đem cân. Tiếp đó, ông lấy vàng rồng có cùng trọng lượng với vương niệm lại bỏ vào chậu nước đầy đó hứng lấy nước tràn ra và đem cân, kết quả nước tràn ra khi bỏ vàng vào chậu ít hơn là nước tràn ra khi bỏ vương niệm vào chậu, vì tỉ trọng giữa vàng và bạc không bằng nhau vì vậy ông xác định được chiếc vương niệm đã bị trộn bạc vào. Trước chứng cứ đó, người thợ kim hoàn đành phải nhận tội. Từ đó, nhà vua càng thêm tin tưởng và tôn trọng Archimede: “bất luận Archimede nói gì đều phải tin tưởng ông ấy”.

Về sau người ta gọi nguyên lý do Archimede xác định được là định luật Archimede.

Lực đẩy Archimede. Đúng vậy, bất ngờ dẫn đến bất ngờ. Câu chuyện sau đây sẽ nói lên một bất ngờ thú vị khác.

(Nguồn: thuvienvatly.com )