Nga xây dựng lò phản ứng hạt nhân lớn nhất thế giới
(Khoa học) - Tại thành phố Dimitrovgrad thuộc tỉnh Ulyanovsk đã chính thức khởi công xây dựng lò phản ứng hạt nhân khoa học có công suất lớn nhất thế giới.

Hãng RIA Novosti hôm 12/9 đưa tin, tại thành phố Dimitrovgrad thuộc tỉnh Ulyanovsk đã chính thức khởi công xây dựng lò phản ứng hạt nhân neutron nhanh đa chức năng (MBIR) có công suất lớn nhất thế giới.

 MBIR dự kiến được đưa vào hoạt động trong năm 2020. Tại MBIR người ta sẽ tiến hành các nghiên cứu trong lĩnh vực an ninh hạt nhân, y học và phát triển các hệ thống hạt nhân tiên tiến. Cũng tại đây, dự kiến sẽ sản xuất các chất đồng vị khác nhau, vật liệu xây dựng và chất làm nguội.

Đây sẽ là lò phản ứng có công suất lớn nhất trong số các lò phản ứng đang hoạt động trên thế giới. Công suất nhiệt của lò phản ứng mới với natri làm mát sẽ là 150 MW.

Đặc tính kỹ thuật độc đáo của MBIR cho phép giải quyết kịch bản rộng rãi những nhiệm vụ nghiên cứu để hỗ trợ tạo lập các nhà máy điện hạt nhân mới có sức cạnh tranh và độ an toàn cao, bao gồm cả lò phản ứng trên neutron nhanh dành cho chu trình nhiên liệu hạt nhân khép kín.

 Trên cơ sở MBIR, dự kiến ​​ sau này sẽ thành lập Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế.

Nga xay dung lo phan ung hat nhan lon nhat the gioi
Tại thành phố Dimitrovgrad thuộc tỉnh Ulyanovsk đã chính thức khởi công xây dựng lò phản ứng hạt nhân khoa học có công suất lớn nhất thế giới.

Lò phản ứng nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở Trung tâm Khoa học Quốc gia Liên bang Nga "Viện nghiên cứu lò phản ứng nguyên tử" thuộc Tập đoàn nhà nước "Rosatom".

Nó nằm trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu Liên bang "Công nghệ năng lượng hạt nhân thế hệ mới trong giai đoạn 2010 - 2015 và triển vọng đến năm 2020".

Hiện nay lò phản ứng neutron nhanh được coi là an toàn nhất. Các trạm thí điểm với neutron nhanh đã xuất hiện ngay từ những năm 50 của thế kỷ trước, nhưng rồi việc nghiên cứu đã bị ngưng bởi lý do tài chính.

Trên thế giới hiện chỉ có một nhà máy điện hạt nhân với lò phản ứng năng lượng nhanh, đó là cơ sở Beloyarsk của Nga ở khu vực Sverdlovsk, có hai tổ máy. Một tổ máy đã vận hành thành công suốt hơn 30 năm nay. Còn thêm một nhà máy như thế đang được xây dựng ở Ấn Độ.

Trước đó, vào năm 2011, Trung Quốc cũng đã lần đầu tiên thử nghiệm một lò phản ứng neutron nhanh. Viện Năng lượng Hạt nhân Trung Quốc cho biết họ đã thử nghiệm một lò phản ứng nhỏ bên ngoài Bắc Kinh vào ngày 21/7 và liên kết lò này với lưới điện để sản xuất điện. Công nghệ mới làm tăng hiệu quả của năng lượng urani trong lò phản ứng, nên chỉ phải sử dụng ít urani hơn trong việc sản xuất điện.

Về bức tranh điện hạt nhân trên thế giới, sau thảm họa nổ nhà máy hạt nhân Fukushima vào năm  2011, Nhật Bản đã nỗ lực tìm  mọi cách để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, ổn định cuộc sống người dân. Bên cạnh đó, chính quyền thủ tướng Shinzo Abe cũng đang lên kế hoạch và  dự kiến phát triển các lò phản ứng hạt nhân neutron nhanh trong thời gian tới để tạo tiềm lực phát triển nền kinh tế đất nước.

Ấn Độ và Hàn Quốc thời gian qua cũng tích cực triển khai và phát triển các dự án hạt nhân. Cùng với Nga, Trung Quốc, 2 nước này đang tiến hành xây dựng các lò phản ứng hạt nhân neutron nhanh đa chức năng (MBIR), tuy nhiên với công suất thấp hơn.

Hoàn Nguyễn (Tổng hợp)

(Nguồn: http://baodatviet.vn/ )