banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Khoa học Vũ trụ Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Các chuyến bay qua Đại Tây dương sẽ gập ghềnh hơn
(www.phatminh.com) Tình trạng ấm lên toàn cầu có thể khiến tốc độ gió tăng trong tương lai, một xu hướng làm giảm mức độ an toàn của các chuyến bay.


Tốc độ gió trên vùng phía bắc Đại Tây Dương tăng dần sau từng thập kỷ.
Tốc độ gió trên vùng phía bắc Đại Tây Dương tăng dần sau từng thập kỷ.

Tiến sĩ Paul Williams, một nhà nghiên cứu của Đại học Reading tại Anh, cùng các đồng nghiệp sử dụng mô hình khí tượng để tìm hiểu sự thay đổi của tốc độ gió ở phía bắc Đại Tây Dương trong quá khứ và tương lai. Họ tăng dần khối lượng khí carbon dioxide (CO2) trong mô hình để xem tốc độ gió thay đổi thế nào từ thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp tới năm 2050, BBC đưa tin.

Kết quả cho thấy, lượng khí CO2 trong khí quyển càng tăng thì tốc độ gió càng lớn. Tốc độ gió ở khu vực phía bắc Đại Tây Dương hiện nay cao hơn so với tốc độ trong quá khứ. Do tác động của biến đổi khí hậu, tốc độ gió trung bình ở khu vực này trong tương lai sẽ tăng từ 10 tới 40% so với hiện nay. Không gian chịu ảnh hưởng của nhiễu động khí cũng tăng từ 40 tới 170%.

Phát hiện của Williams đồng nghĩa với việc các phi cơ bay qua phía bắc Đại Tây Dương sẽ đối mặt với những cơn gió mạnh hơn và xác suất gặp nhiễu động khí mạnh cũng lớn hơn.

"Nguy cơ một máy bay gặp nhiễu động khí trung bình và mạnh tăng thêm 10,8%", Williams nói.

Khi máy bay lọt vào vũng nhiễu động khí có độ mạnh từ trung bình trở lên, hành khách sẽ cảm thấy khó khăn khi họ bước, các cốc nước có thể đổ, những người thắt đai an toàn sẽ cảm thấy tức ở vùng bụng.

Xu hướng tăng dần của tốc độ gió không chỉ làm giảm mức độ an toàn của chuyến bay, mà còn gây nên thiệt hại về tài chính.

"Nếu các phi cơ phải bay vòng để tránh vùng nhiễu động khí, đương nhiên chi phí nhiên liệu sẽ tăng. Để bù đắp chi phí nhiên liệu, các hãng hàng không sẽ phải tăng giá vé. Như thế, hành khách sẽ phải chi nhiều tiền hơn để lên máy bay", Williams bình luận.

Hiện nay khoảng 600 chuyến bay giữa châu Mỹ và châu Âu diễn ra trên phía bắc của Đại Tây Dương. Nếu tất cả phi cơ phải bay vòng để tránh gió mạnh, các hãng hàng không sẽ phải chi thêm hàng tỷ USD mỗi năm.

(Nguồn: xaluan.com )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
99,99% có hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt trời (1/4/2016)
Những bức ảnh thiên văn vũ trụ ấn tượng nhất năm 2015 (30/12/2015)
Bằng chứng về các vụ nổ hạt nhân xa xưa trên Sao Hỏa (28/12/2015)
Hy vọng mới cho loài người: Có một ”Trái đất thứ 3” ở cực gần Trái đất (19/12/2015)
’Hành tinh béo’ bị trục xuất khỏi hệ mặt trời (15/12/2015)
Phát hiện hành tinh song sinh của sao Mộc (17/7/2015)
Bí ẩn Trái Đất được giải đáp qua sao Diêm Vương như thế nào? (16/7/2015)
NASA lập kế hoạch di cư loài người vào vũ trụ (14/7/2015)
Dùng laser truyền video từ ISS xuống mặt đất (12/6/2014)
Dự đoán được thời khắc tử vong của hành tinh (12/6/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Cầu vồng tuyệt đẹp xung quanh ngôi sao 'hấp hối' (7/4/2013)
Phát xít Đức từng muốn chế ’súng vũ trụ’ (6/4/2013)
Nhiệt độ trái đất có thể thay đổi vì chiến tranh hạt nhân (4/4/2013)
Tiểu hành tinh từng “nướng” Trái đất (3/4/2013)
Tiểu hành tinh từng “nướng” Trái đất (2/4/2013)
’Đá từ sao Thủy đã rơi xuống địa cầu’ (30/3/2013)
Phát hiện dạng siêu tân tinh mới (29/3/2013)
Đài thiên văn vô dụng vì ô nhiễm ánh sáng (28/3/2013)
Đã rõ nguyên nhân Trái đất liên tiếp chịu thảm họa thiên thạch (27/3/2013)
Sốc: Bất ngờ tìm thấy nước trong vũ trụ (26/3/2013)
Trục vớt động cơ tàu Apollo đưa người lên Mặt trăng (26/3/2013)
Địa ngục” không ánh sáng suốt... 2 tỷ năm trên Mặt trăng (26/3/2013)
Hố đen siêu lớn quay nhanh gần bằng tốc độ ánh sáng (25/3/2013)
NASA thừa nhận bất lực trước thiên thạch (24/3/2013)
NASA vẫn chưa xác nhận khả năng tàu Voyager-1 ra khỏi hệ Mặt Trời (23/3/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Con người sắp biến sao Hỏa thành thuộc địa?
NASA lập kế hoạch di cư loài người vào vũ trụ
Dự đoán được thời khắc tử vong của hành tinh
Phát hiện hành tinh song sinh của sao Mộc
Phát hiện siêu hố đen song sinh hiếm gặp
Bí ẩn Trái Đất được giải đáp qua sao Diêm Vương như thế nào?
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt