banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Công trình khoa học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Đột phá công nghệ tồn trữ carbon hiệu quả, an toàn
(phatminh.com) Sau hơn ba năm nghiên cứu và thực hiện dự án tồn trữ khí carbon ở phía tây thành phố Melbourne, nhóm các nhà khoa học Australia cho biết công nghệ tồn trữ khí carbon rất hiệu quả và an toàn, đồng thời mang tính đột phá trong xã hội hiện đại.

Đột phá công nghệ tồn trữ carbon hiệu quả, an toàn

Nhóm khoa học thuộc Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Australia này cho biết việc thu thập và tồn trữ khí carbon từ các nhà máy phát điện có thể được thực hiện trên diện rộng trước năm 2020.

Tháng 3/2008, các khoa học gia này đã bắt đầu bơm khí carbon dioxide vào sâu trong lòng đất gần thành phố cảng Warrnambool ở tiểu bang Victoria, miền nam Australia. Tới nay họ đã bơm 65,000 tấn chất hơi chứa nhiều CO2 vào một túi khí đốt thiên nhiên đã khai thác xong, nằm sâu dưới lòng đất khoảng 2km. Theo nhóm chuyên gia này, không có dấu hiệu nào cho thấy khí carbon dioxide rò rỉ ra ngoài từ bồn chứa được bịt kín dưới mặt đất.

Nhà khoa học Charles Jenkins nói rằng: "Phương pháp này có thể có tác động vô cùng to lớn đối với nỗ lực giảm thiểu tình trạng ô nhiễm toàn cầu phát sinh từ khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Có rất nhiều những giếng khí đốt đã khai thác xong và đó là những nơi lý tưởng để làm việc này. Ước tính của chúng tôi là sau năm 2050 chúng ta có thể loại bỏ khoảng 2 phần 3 lượng carbon dioxide được tạo ra từ những nguồn khí thải lớn".

Phương pháp tồn trữ dưới lòng đất khí carbon thải ra từ nhà máy phát điện và những địa điểm công nghiệp khác đã được thừa nhận là một loại công nghệ sạch tại hội nghị quốc tế về khí hậu tổ chức ở thành phố Durban của Nam Phi hồi đầu tháng này.

(Nguồn: Vietnam+ )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Câu chuyện về CRISPR: Từ vi khuẩn đến phát kiến vĩ đại của thế kỷ 21 (11/1/2016)
Mỹ công bố lập khu bảo tồn biển lớn nhất thế giới (27/6/2014)
Khách sạn được xây dựng hoàn toàn từ muối (2/6/2014)
Kjørbo - tòa nhà thân thiện với môi trường nhất thế giới tại Na Uy (26/5/2014)
Top 10 thiên đường biển đẹp mê hồn trên thế giới (20/5/2014)
Thư viện quốc gia Chile - Thư viện lớn nhất Mỹ La tinh (19/5/2014)
Al Fayah - Công viên được xây dựng bên dưới lòng sa mạc (26/4/2014)
Trung Quốc xây kính viễn vọng lớn nhất thế giới (25/4/2014)
10 công trình nổi tuyệt đẹp trên thế giới (23/4/2014)
4 ứng dụng giúp tiết kiệm chi phí đổ nhiên liệu (11/4/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
“Cây xanh khổng lồ” giữa Paris  (12/12/2011)
Bước đột phá mới về năng lượng sinh học (10/12/2011)
Tháp cao nhất thế giới không ’ngán’ động đất (30/11/2011)
Việt Nam giàu gió nhất Đông Nam Á (30/11/2011)
Ba Lan xây nhà máy điện nguyên tử đầu tiên (28/11/2011)
12 thành phố cổ nổi tiếng đã biến mất (15/11/2011)
Công trình khoa học RSS Xây dựng cầu năng lượng mặt trời ở Lon Don (3/11/2011)
Thành phố nổi có 11 boong tàu, 4 sàn trực thăng (3/11/2011)
Taxi vũ trụ sẽ bay thử nghiệm trong năm tới (14/10/2011)
Kính thiên văn ”khủng” nhất bắt đầu hoạt động (14/10/2011)
Hầm trú ẩn thành trung tâm bảo mật internet (12/9/2011)
Những thánh địa tôn giáo vĩ đại nhất  (12/9/2011)
Hà Lan dựng núi giả cải tạo địa hình  (12/9/2011)
Mô hình xây dựng thành phố ngầm  (15/8/2011)
Người ”đẻ” ra robot (3/8/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Kjørbo - tòa nhà thân thiện với môi trường nhất thế giới tại Na Uy
Sản xuất rượu vodka từ... sữa bò
Top 10 thiên đường biển đẹp mê hồn trên thế giới
Khách sạn được xây dựng hoàn toàn từ muối
Trung Quốc xây kính viễn vọng lớn nhất thế giới
Al Fayah - Công viên được xây dựng bên dưới lòng sa mạc
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt