Cận cảnh loài ếch cổ đại quái dị chỉ có ở Việt Nam
Cái đầu to quá khổ của loài ếch đặc hữu Việt Nam này là một tàn tích còn sót lại từ thời kỳ khủng long.

Là xứ sở nhiệt đới cận xích đạo, Việt Nam được thiên nhiên ban tặng một hệ động vật đa dạng và phong phú với hàng nghìn loài khác nhau, trong đó, có nhiều loài đặc hữu chỉ có ở Việt Nam.  

Sự đa dạng sinh học này cũng được thể hiện qua không ít loài động vật kỳ dị mà nếu được chiêm ngưỡng lần đầu tiên, hẳn không ít người trong chúng ta sẽ cảm thấy kinh ngạc. Mốt trong số đó là ếch gáy dô, một loài lưỡng cư cổ còn sót lại từ kỷ Phấn trắng, được ghi nhận chủ yếu ở Tây Nguyên và một số địa điểm ở miền Nam Việt Nam.

Dưới đây là một số hình ảnh của loài ếch này:

Loài ếch này nổi bật với cơ thể chắc mập và có mấu xương gáy lồi hẳn về phía sau. Đây chính là tàn tích của các loài lưỡng cư tồn tại từ thời khủng long. Ảnh: Phùng Mỹ Trung.

Đặc điểm này khiến ếch gáy dô có một dáng vẻ khá “quái dị” so với các đồng loại. Ảnh: Anh Tuấn.

Chúng sống tại các vũng lầy hoặc ven các suối trong rừng trên núi đất thấp nằm ở độ cao 150-700m so với mực nước biển, nơi có những tảng đá mẹ nằm rải rác. Ảnh: Rowley.

Địa bàn phân bố chủ yếu của ếch gáy dô là Tây Nguyên và một số địa điểm ở miền Nam Việt Nam. Ngoài ra, một số cá thể của loài này được phát hiện tại Campuchia vào năm 1941. Ảnh: Bluesolid.

Nhìn chung, loài ếch cổ đại này khá hiếm gặp và hiện trạng quần thể của chúng trong tự nhiên chưa được nghiên cứu đầy đủ. Ảnh: Phùng Mỹ Trung.

Bởi bậy, trong danh lục sách đỏ của IUCN (2007) loài ếch này được xếp ở bậc DD (thiếu dẫn liệu). Ảnh: Anh Tuấn.

(Nguồn: Báo Đất Việt )